Việt Nam đã có ca tử vong vì dịch bạch hầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Hiện Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong đó có cả ca tử vong. Bộ Y tế vừa ra công điện khẩu, yêu cầu xử lý triệt để các ổ dịch bạch hầu, không để dịch lây lan và hạn chế tối đa số ca tử vong.
Sputnik

Trong khi đó, tại tỉnh Đắk Nông, ngày 2/7 ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tại hai ổ dịch trong đó có huyện Krông Nô 2 ca, huyện Đắk G’long một ca, nâng tổng số ca nhiễm lên thành người.

Tại Kon Tum, ngành y tế ghi nhận 11 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và  người có vi khuẩn nhưng không phát bệnh.

Đắk Nông ghi nhận thêm 3 ca mắc bạch hầu

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật và Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm ba bệnh nhi mắc bạch hầu, nâng tổng số ca mắc tại địa phương này lên 15 trường hợp.

Sau Covid-19, Việt Nam lại lo dịch bạch hầu nguy hiểm

Trao đổi với báo chí, bác sĩ (BS) Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cũng xác nhận địa phương này vừa ghi nhận thêm 3 ca mắc bạch hầu.

Trong đó, hai ca tại ổ dịch huyện Krông Nô và một ca ở ổ dịch thôn 12, xã Quảng Hoà, huyện Đắk G’long. Ba trường hợp mới dương tính với vi khuẩn bạch hầu đều là các trẻ có độ tuổi từ 8-15.

Các bệnh nhân gồm các cháu L.T.P (sinh năm 2012), cháu H.T.N (sinh năm 2005) trú tại thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú (Krông Nô) và cháu T.V.X (sinh năm 2012) trú tại thôn 12, xã Quảng Hòa (Đắk G’long) được đưa vào viện trong tình trạng sốt, ho, đau họng.

“Đây là các trường hợp ngành y tế tỉnh chủ động tầm soát, phát hiện sớm. Hai trường hợp này đã lập tức được chuyển đến cơ sở y tế cách ly điều trị và theo dõi sức khoẻ, nhầm hạn chế nguy cơ tử vong và lây lan trong cộng đồng”, BS. Hùng nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết để chủ động khoanh vùng, dập dịch bạch hầu, ngành y tế Đắk Nông đã triển khai khám sàng lọc đối với tất cả trường hợp nghi ngờ mắc bệnh chứ không chờ ca bệnh xuất hiện mới xử lý.

Hiện nay, cán bộ y tế đã đến tận nhà của đồng bào H'Mông tại các thôn, bản để lấy mẫu xét nghiệm và điều trị dự phòng. Tổng số mẫu xét nghiệm được gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, đến hiện tại ghi nhận thêm 3 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Trước đó, các ca mắc bạch hầu được ghi nhận tại Đắk Nông xuất phát từ các ổ dịch tại xã Quảng Hoà, huyện Krông Nô và xã Đắk R'Măng thuộc huyện Đắk Glong.

Theo thông tin từ TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, ở bé trai G.A.P. (13 tuổi, dân tộc H’Mông, ngụ xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong), bệnh đang diễn tiến xấu, tình trạng viêm cơ tim ngày càng nặng, chưa có dấu hiệu hồi phục.

Việt Nam có ca tử vong vì bệnh bạch hầu, cách ly hàng trăm người dân

Hiện dù bệnh nhân nhi tỉnh táo nhưng tình trạng rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, suy tim nặng hơn, chức năng co bóp tim giảm, suy thận mức độ vừa. các thầy thuốc đang cố gắng hồi sức, theo dõi sức khỏe bệnh nhi. Bé đang được thở máy, đặt máy tạo nhịp, thuốc vận mạch liều cao và dinh dưỡng hỗ trợ. Tiên lượng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân này lên đến 70-80%.

Được biết, bé P. được chuyển từ Đắk Nông lên TP.HCM sau khi bệnh bạch hầu ác tính diễn biến nặng.

Ngoài ra, tính đến sáng 3/7/2020, ngành y tế tỉnh Kon Tum cũng ghi nhận tổng cộng 11 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và 9 trường hợp mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh.

Bộ Y tế: Hạn chế tới mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bạch hầu

Để đối phó với thực trạng bệnh bạch hầu đang diễn biến nguy hiểm, phức tạp tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Bộ Y tế đã gửi Công điện số 3592/CĐ-BYT ngày 02/7/2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu và tiếp nhận điều trị bệnh nhân bạch hầu tại tỉnh Đắc Nông đến Sở Y tế các tỉnh: Đắk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Phước.

Không có ca mắc COVID-19 mới, bệnh nhân 91 sẽ sớm được ra viện

Tính tf đầu tháng 6 đến nay, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 20 ca dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, trong đó tỉnh Đăk Nông đã ghi nhận 12 trường hợp (tại huyện Krông Nô và huyện Đắk Glong, trong đó có 01 trường hợp tử vong) và tại tỉnh Kon Tum 8 trường hợp.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong xuống mức thấp nhất, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đăk Nông triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường công tác khám, phát hiện sớm các trường hợp bệnh bạch hầu. Cac ca mắc phải được cách ly kịp thời, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài.

Chuẩn bị sẵn các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện, vật tư, thuốc, điều trị bệnh bạch hầu theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Tập huấn, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu để chuẩn bị tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng. Nếu cần hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, phương tiện, vật tư, thuốc điều trị bệnh bạch hầu, Sở Y tế có văn bản báo cáo kịp thời về Bộ Y tế.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong cộng đồng để người dân hiểu và chủ động phòng, chống dịch bạch hầu. Phối hợp với các Sở ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn.

Bệnh coronavirus đang bắt đầu bị lầm lẫn với bệnh Dengue

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Phước chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tiếp nhận, điều trị người bệnh bạch hầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh Đắc Nông chuyển đến theo đúng quy định về thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm B, như tiếp nhận và xử lý điều trị cấp cứu.

Sở Y tế các tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình thu dung và điều trị người bệnh bạch hầu về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) theo đúng quy định hiện hành.

12 tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống

Nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, ngày 03/7/2020, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 3608/BYT-DP gửi 12 Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, nơi liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết hàng tuần cao.

Tây Nguyên: Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tiếp tục diễn biến phức tạp

Theo nội dung công văn, trong thời gian qua, công tác phòng chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Mặc dù vậy, thời gian gần đây số trường hợp mắc sốt xuất huyết được ghi nhận có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương; một số tỉnh, thành phố vẫn phát hiện số mắc cao và đã có trường hợp tử vong.

Các tỉnh, thành phố liên tục ghi nhận số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hàng tuần cao gồm: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, đây là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Trong thời gian tới, nguy cơ số ca mắc sẽ tiếp tục tăng mạnh nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giao Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai mạnh mẽ hơn nữa hoạt động diệt loăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7 năm 2020 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy.

Ngành y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể. Xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diện rộng.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết.

Hết corona đến sốt xuất huyết, Việt Nam có nguy cơ dịch chồng dịch?

Trong đó, người dân cần lưu ý lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng, diệt loăng quăng/bọ gậy, nằm màn, chống muỗi đốt, truyền thông về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn khi mắc bệnh không tự điều trị tại nhà, đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.

“Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện”, Bộ Y tế chỉ đạo.

Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành của chính quyền các cấp để đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Thảo luận