Việt Nam có ca tử vong vì bệnh bạch hầu, cách ly hàng trăm người dân

© Ảnh : TTXVN phátXe cứu thương bàn giao thi thể bệnh nhân tử vong cho ngành y tế và gia đình tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông.
Xe cứu thương bàn giao thi thể bệnh nhân tử vong cho ngành y tế và gia đình tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi tử vong vì dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Tình hình ổ dịch vô cùng nguy hiểm, Sở Y tế Đắk Nông đã cách ly toàn bộ các hộ gia đình tại khu vực có người nhiễm và tử vong.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế Đắk Nông rà soát triển khai, tiêm bù vắc-xin ngăn bệnh bạch hầu lây lan ra cộng đồng.

Cách ly hàng trăm người dân sau ca tử vong vì bệnh bạch hầu ở Đắk Nông

Ngày 21/6, BS. Đặng Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông xác nhận, trên địa bàn xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long vừa xuất hiện 2 ổ bệnh bạch hầu, có 2 trường hợp dương tính mới với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae hay còn gọi là trực khuẩn Klebs-Löffler). Đặc biệt, đã có một trường hợp bệnh nhi tử vong (cháu Sùng Thị Hoa, 9 tuổi, trú thôn 6, xã Quảng Hòa).

Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Không có ca mắc COVID-19 mới, bệnh nhân 91 sẽ sớm được ra viện

Sáng 22/6, trao đổi với báo chí, BS. Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông thông tin cho biết hiện vẫn đang cách ly khu vực có hai ca nhiễm bệnh bạch hầu trong đó có ca tử vong của bệnh nhi Sùng Thị Hoa hôm 20/6.

Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, ổ dịch tại đội 2, thôn 6, xã Quảng Hòa (huyện Đắk Glong, Đắk Nông) mới xuất hiện vào khoảng 3 ngày nay.

Ông Hà Văn Hùng khẳng định, ngành y tế Đắk Nông đã tiến hành khử trùng, tiêu độc toàn khu vực có xuất hiện ổ dịch, cách ly toàn bộ khu vực này, đồng thời tiếp tục cho 550 nhân khẩu tại đây uống vắc-xin phòng bệnh thêm 4 ngày nữa để đảm bảo công tác dập dịch.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông, bệnh nhân tử vong hôm 20/6 vừa qua là cháu Sùng Thị Hoa, 9 tuổi, trú thôn 6, xã Quảng Hòa. Ngày 19/6, bệnh nhân Hoa được gia đình được đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở.

“Bệnh nhân sau đó tiếp tục chuyển biến nặng và được chuyển viện đến Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh. Đến sáng 20/6, bệnh nhân Hoa tử vong, nguyên nhân do bạch hầu ác tính biến chứng tim”, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông thông tin.

Khẩu trang coronavirus Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Bệnh coronavirus đang bắt đầu bị lầm lẫn với bệnh Dengue
Bệnh nhân thứ hai là cháu Ma Văn Thành, 9 tuổi, là hàng xóm của bé Hoa và có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn gây bạch hầu. Hiện cháu Ma Văn Thành đang được hỗ trợ y tế tích cực.

Ngay khi phát hiện trường hợp bé gái Sùng Thị Hoa tử vong do nhiễm bệnh bạch hầu, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật phối hợp cùng chính quyền địa phương xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp dương tính do nhiễm vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa.

Trong đó, 3 trường hợp có dấu hiệu lâm sàng đang được cách ly, theo dõi tại Trạm y tế xã Quảng Hòa, 4 trường hợp đang tự cách ly, theo dõi tại nhà.

Đắk Nông thông tin về 2 ổ bệnh bạch hầu và bệnh nhi tử vong

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông, hai ổ dịch bạch hầu vừa bùng phát trên địa bàn huyện Krông Nô và Đắk G’long là 2 huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Nông.

Công việc trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Tây Nguyên: Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tiếp tục diễn biến phức tạp

BS. Đặng Thành khẳng định, ổ bệnh đầu tiên xuất hiện tại Trung tâm bảo trợ xã hội Nhà May Mắn (đóng tại thôn Đức Lập, xã Đắk Sor, huyện Krông Nô) từ hôm 14/6 và phát hiện 4 trường hợp nhiễm vi khuẩn gây bạch hầu Corynebacterium diphtheriae/ trực khuẩn Klebs-Löffler).

Vào các ngày 3 đến 6/6, cả 3 bệnh nhân có độ tuổi từ 9-15 tuổi đang được chăm sóc, theo học tại trung tâm này xuất hiện các triệu chứng sốt, đau họng, biếng ăn, buồn nôn.

Sau đó, cả 3 bệnh nhân này được lấy mẫu gửi đi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Theo kết quả xét nghiệm, cả 3 bệnh nhân này đều cho kết quả dương tính với vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriare gây bệnh bạch hầu.

“Tiếp đến, cả 3 được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cách ly, điều trị. Riêng bệnh nhân thứ 4 (66 tuổi), là bà nội, có tiếp xúc, sống với một trong 3 bệnh nhân trên, tuy không có triệu chứng nhưng đã được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính và được đưa đến cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Nô. Đến thời điểm này, sức khỏe của các bệnh nhân đã dần ổn định, trong đó bệnh nhân 66 tuổi đã cho kết quả âm tính lần 2”, BS. Đặng Thành cho biết.

Về ổ dịch thứ hai, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông cho hay, xuất hiện trên địa bàn tỉnh hôm 19/6, cụ thể là tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long. BS. Thành cho biết, ổ dịch này có 2 trường hợp bị nhiễm bệnh (cháu Sùng Thị Hoa, đã tử vong và cháu Ma Văn Thành, cả hai cùng 9 tuổi và là hàng xóm, có tiếp xúc gần với nhau.

“Ngay sau khi nhận thông tin có ca bệnh bạch hầu tại xã Quảng Hòa, đơn vị đã triển khai ngay lập tức các giải pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định. Bệnh nhân tử vong đã được thực hiện mai táng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh nhân thứ hai đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) để điều trị và hiện sức khỏe đã tương đối ổn định”, Giám đốc CDC Đắk Nông cho biết.

Chưa xác định nguồn lây bệnh bạch hầu ở Đắk Nông

Liên quan đến các trường hợp nhiễm vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và nguy cơ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, lãnh đạo ngành y tế tỉnh Đắk Nông cho biết đã thành lập hai đội phản ứng nhanh để lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp tiếp xúc gần với hai trường hợp dương tính vi khuẩn bạch hầu để gửi đi xét nghiệm. Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cũng tiến hành khử khuẩn 100% các hộ gia đình tại xã Quảng Hòa, tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn và Trạm Y tế xã.

Covid-19  - Sputnik Việt Nam
Hết corona đến sốt xuất huyết, Việt Nam có nguy cơ dịch chồng dịch?

Đồng thời, ngành Y tế tỉnh Đắk Nông cũng tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh và tiếp nhận, chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng chống dịch bệnh bạch hầu cho nhóm đối tượng từ 7 đến dưới 40 tuổi. Trên địa bàn xã Quảng Hòa cũng thành lập 2 đội chốt chặn, cách ly toàn bộ các hộ gia đình với hàng trăm nhân khẩu tại khu vực ổ dịch.

Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông, đây là ổ dịch bệnh Bạch hầu đầu tiên ghi nhận trên địa bàn xã Quảng Hòa từ năm 2004 đến nay.

Đáng chú ý là hiện các ngành và cơ quan chức năng chưa xác định được nguồn lây truyền bệnh bạch hầu tại đây.

“Ngành Y tế Đắk Nông đang tập trung ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng. Hiện tại, tình hình bệnh bạch hầu tại 2 ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát”, đại diện Sở Y tế Đắk Nông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cũng thừa nhận, dự báo dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp vì đây là giai đoạn đầu của bệnh, các đối tượng có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (khi chưa phát bệnh) khá nhiều, một số đối tượng có trở về địa phương và có khả năng sẽ tiếp xúc với nhiều người khác sau khi đã tiếp xúc với ca bệnh dương tính. Đó là điều rất nguy hiểm làm tăng nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Tính đến thời điểm này, ngành Y tế Đắk Nông đang tích cực phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiến hành các biện pháp y tế cần thiết để khử trùng, khử khuẩn các địa điểm có nguy cơ.

Đồng thời tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong dự phòng bệnh bạch hầu cho 435 đối tượng đang có mặt tại Trung tâm bảo trợ xã hội Nhà May Mắn và cộng đồng để tránh dịch bệnh lây nhiễm ra bên ngoài hay có nguy cơ bùng phát mạnh trong thời gian tới.

Khẩn trương tiêm bù vắc-xin ngăn chặn bệnh bạch hầu lây lan

Ngày 21/6, TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế khẳng định cho biết, cơ quan này đã yêu cầu ngành y tế Đắk Nông khẩn trương rà soát, triển khai tiêm vét, tiêm bù vắc-xin cho trẻ em trong diện tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm chủng đầy đủ. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu.

muỗi - Sputnik Việt Nam
Sau corona, Việt Nam đối mặt với virus Zika cực kỳ nguy hiểm do muỗi đốt

Đồng thời, Lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng cũng đề nghị khẩn trương điều trị dự phòng cho các trường hợp liên quan ca bệnh bạch hầu đã tử vong.

Về trường hợp bé Sùng Thị Hoa, 9 tuổi, đã tử vong hôm 20/6, Cục Y tế Dự phòng nhận được báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho thấy, bệnh nhân này mới chỉ được tiêm duy nhất một mũi phòng bạch hầu.

Lịch tiêm chủng thông thường là 4 mũi vào các tháng tuổi 2, 4, 6 và 16 đến 18. Ba mũi đầu tiên nên cách nhau ít nhất là 4 tuần. Mũi thứ tư nên cách mũi thứ ba ít nhất là 6 tháng và không nên tiêm trước 12 tháng tuổi.

Nếu mũi tiêm thứ 4 thực hiện trước khi trẻ được 4 tuổi (trước lần sinh nhật thứ 4) thì nên tiêm mũi tiêm nhắc lại (mũi booster) khi trẻ được 5 đến 6 tuổi. Tuy nhiên nếu mũi thứ tư tiêm sau sinh nhật lần thứ 4 thì không cần tiêm mũi thứ năm.

BS. Đặng Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông cũng thừa nhận phần lớn đồng bào H’Mông tại các khu vực xuất hiện bệnh dịch có tỷ lệ tiêm chủng cực thấp. Chưa kể, việc xác định nguồn lây bệnh đang gặp khó vì các trường hợp mắc bệnh đều không di chuyển khỏi địa phương (14 ngày theo quy định).

“Trước đây, ngành Y tế chúng tôi đã tuyên truyền nhưng nhiều bậc phụ huynh không đồng ý cho con em đến tiêm chủng. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình phòng bệnh”, BS.Thành lý giải.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp hoặc gián tiếp có tiếp xúc với vi khuẩn.

Nhân viên y tế khử trùng tay, phát khẩu trang y tế cho công dân trở về từ Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát hiện thêm 3 ca mắc Covid-19 trở về từ Kuwait

Người mắc bệnh bạch hầu thường có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, viêm thanh quản, khàn giọng, xuất hiện hạch nổi dưới hàm. Bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Trước tình hình dịch tễ phức tạp, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông cho biết, để bảo vệ bản thân và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu, người dân cần tiêm đầy đủ vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ như ho sốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng hay nổi hạch dưới hàm cần khẩn trương đi khám và làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала