Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới

Mới đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rằng, máy bay tàng hình thế hệ mới sẽ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2021.
Sputnik

Bắc Kinh chưa tiết lộ những chi tiết về sự phát triển mới. Được biết, Trung Quốc đang phát triển những mẫu máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin lưu ý trong bài bình luận cho Sputnik.

Chuyến bay của "Đại bàng đen": Trung Quốc triển lãm máy bay chiến đấu mới nhất J-20

Theo chuyên gia Nga, thông tin mới nhất về quá trình thử nghiệm mẫu máy bay mới cho thấy rằng, Trung Quốc đang tích cực làm việc để gia tăng tiềm lực của lực lượng không quân.

Trước hết đây là những phiên bản mới dựa trên các nền tảng nổi tiếng J-20 và FC-31, cũng như các loại máy bay không người lái. Ngoài ra, trong nhiều năm liền Trung Quốc tiến hành các công việc nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới – đây là thế hệ thứ năm theo phân loại của Trung Quốc hoặc thế hệ thứ sáu theo phân loại toàn cầu. Hiện nay nhiều quốc gia đang phát triển máy bay thế hệ thứ sáu, nhưng, ở đó các chuyến bay thử nghiệm là một vấn đề dài hạn.

Việc thiết kế chế tạo phương tiện chiến đấu mới là một quá trình lâu dài tốn nhiều công sức. FC-31 đã được thử nghiệm về kỹ thuật trong nhiều năm qua, các biến thể mới của nó vẫn đang được thử nghiệm. Các chuyên gia Trung Quốc liên tục cải tiến J-20. Có khả năng, Trung Quốc đang chuẩn bị thử nghiệm một phiên bản cải tiến của J-20 được trang bị động cơ mới và hệ thống điện tử hàng không cải tiến.

Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới

Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đang phát triển loại máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng đầy hứa hẹn, có lẽ dựa trên nền tảng FC-31. Nếu trong thông tin gần đây nói về việc thử nghiệm loại máy bay này, thì sự xuất hiện của nó là một tin quan trọng đến đúng giờ.

Hai tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc Type-075 với lượng giãn nước khoảng 40 nghìn tấn đã được hạ thủy và sắp hoàn tất. Có chú ý đến thời gian thử nghiệm, hai chiếc tàu đổ bộ lớp này có thể được biên chế cho lực lượng Hải quân Trung Quốc vào năm 2023-2024.

Có chú ý đến việc chiếc máy bay cất cánh thẳng đứng có thể thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2021 và sau đó quá trình thử nghiệm sẽ kéo dài thêm 4-5 năm, loại máy bay này có thể được sản xuất hàng loạt ngay sau khi cả ba tàu đổ bộ Type 075 hiện đang ở giai đoạn chế tạo khác nhau (bao gồm hai chiếc tàu đã được hạ thủy) sẽ sẵn sàng để được đưa vào sử dụng. Kết quả là, Trung Quốc sẽ có thêm ba tàu sân bay hạng nhẹ, có lẽ sẽ là lớn hơn và có khả năng mang theo nhiều trực thăng hơn so với tàu sân bay hạng nhẹ Nhật Bản (khu trục hạm trực thăng cũ) lớp Izumo.

NI so sánh khả năng giữa Su-57 "chết chóc" và J-20 của Trung Quốc

Loại máy bay mới cũng sẽ mang đến cho Trung Quốc những cơ hội mới để triển khai quân đội ra nước ngoài. Ví dụ, đường băng tại căn cứ Trung Quốc ở Djibouti có năng lực tiếp nhận máy bay nhỏ. Tuy nhiên, tại đó có bãi đáp trực thăng khá rộng, nếu cần thiết tại đó có thể triển khai các máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng đầy hứa hẹn.

Cuối cùng, loại máy bay mới của Trung Quốc sẽ có tiềm năng xuất khẩu đáng kể. Nhiều quốc gia vừa và lớn đã sẵn sàng mua tàu đổ bộ vạn năng, trong một số trường hợp có thể được sử dụng như tàu sân bay hạng nhẹ. Một số nước đang quan tâm đến việc chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ. Những nước này không muốn mua máy bay tiêm kích F-35B của Mỹ do độ tin cậy thấp và mối quan hệ kém với Hoa Kỳ. Máy bay Trung Quốc có thể là một phương án thay thế.

Thảo luận