Huyện nghèo Vĩnh Thạnh chơi lớn với tượng đài 48 tỷ: Sai lịch sử, chưa hợp lòng dân?

Những ngày qua, như đã đưa tin, gần đây, dư luận trong và ngoài tỉnh Bình Định của Việt Nam đang xôn xao chuyện huyện miền núi Vĩnh Thạnh – nơi có đến hơn 40% là hộ nghèo – chi 48 tỷ đồng xây dựng tượng đài khởi nghĩa.
Sputnik

Đáng hay không đáng, nên hay không nên là câu hỏi đáng để suy ngẫm. Thêm vào đó, còn một điều đáng nói nữa là, tượng đài Vĩnh Thạnh khắc họa cảnh người dân Ba Na cầm súng, vác rìu khởi nghĩa không đúng lịch sử.

Không những việc xây dựng bị chậm tiến độ, nhiều người còn chỉ trích công trình này không khắc họa đúng với văn hóa và lịch sử đấu tranh của người dân địa phương. Chủ đầu tư cam kết sẽ chỉnh sửa bức phù điêu này.

Tượng đài Vĩnh Thạnh: Trái văn hóa, không đúng lịch sử?

Liên quan đến vụ việc này, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh Lê Văn Đẩu cho biết, ý tưởng xây dựng tượng đài này đã có từ nhiều nhiệm kỳ trước. Mãi đến gần đây, UBND tỉnh Bình Định mới cho chủ trương xây dựng.

Huyện nghèo ở Bình Định xây tượng đài 48 tỷ đồng: Chủ tịch huyện nói gì?

Tượng đài được đặt trên diện tích hơn 3.000 m2 ở đồi Lâm Viên, thị trấn Vĩnh Thạnh. Chi phí xây dựng có tổng vốn hơn 48 tỷ đồng. Mặc dù công trình được lên kế hoạch hoàn thành trong tháng 7 nhưng đến nay vẫn còn dang dở.

“Việc xây dựng tượng đài khởi nghĩa Vĩnh Thạnh nhằm lưu lại lịch sử đấu tranh oanh liệt của quân và dân Vĩnh Thạnh, nhìn vào đó các thế hệ trẻ ở địa phương có thể ôn lại truyền thống đấu tranh dũng cảm của cha ông”, Chủ tịch huyện Lê Văn Đẩu phân trần.

Trong bản vẽ thiết kế, công trình có chiều cao 20m, với thân tượng đài cao 15,5m tạc từ đá nguyên khối. Công trình thể hiện tình quân dân hai làng Tơlok và Tơlek tự trang bị vũ khí đứng lên chống lại chế độ Mỹ - Diệm cách đây hơn 60 năm.

Huyện nghèo Vĩnh Thạnh chơi lớn với tượng đài 48 tỷ: Sai lịch sử, chưa hợp lòng dân?

Dù đã gần hoàn tất, tượng đài này lại không đúng với lịch sử đấu tranh của đồng bào Ba Na nơi đây.

“Đồng bào chúng tôi cầm giáo, mác tham gia cuộc khởi nghĩa chứ không bao giờ cầm rìu cả. Phụ nữ Ba Na mặc váy hở chứ không phải váy kín như ở đồng bằng. Người Ba Na chúng tôi bắn nỏ, bắn ná chứ không phải bắn súng như tượng điêu khắc trên tượng đài”, nghệ nhân Yang Danh, Chi hội trưởng Chi hội các dân tộc thiểu số - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định, cho biết.

Theo nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định Đinh Bá Hòa chia sẻ, tính nhân văn của công trình sẽ không được đảm bảo nếu tượng đài Vĩnh Thạnh sai khác với văn hóa bản địa và lịch sử.

“Tượng đài khởi nghĩa Vĩnh Thạnh là công trình lịch sử nhưng không đúng với tinh thần lịch sử thì không còn ý nghĩa gì nữa. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 48 tỷ đồng mà không gắn với đời sống, văn hóa cư dân bản địa thì quá lãng phí. Vấn đề này cần quy trách nhiệm, xử lý các thành viên tham gia góp ý xây dựng tượng đài khởi nghĩa Vĩnh Thạnh”, ông Hòa bày tỏ.

Tượng đài Vĩnh Thạnh sai lịch sử: Chủ đầu tư cam kết sửa lại phù điêu?

Về phần mình, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà cho biết, việc xây dựng tượng đài Vĩnh Thạnh hình thành qua nhiều nhiệm kỳ, là chủ trương đúng đắn. Tượng đài này để nhằm tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa đầu tiên, về lịch sử đấu tranh oanh liệt giải phóng dân tộc của quân và dân xứ sở này.

Quan lớn Bình Định bị bắt theo lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm, buộc thôi việc vợ

Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là tượng phải đảm bảo tuân thủ tính chân thực lịch sử, kiến trúc mỹ thuật phải gắn liền với văn hóa bản địa, bối cảnh lịch sử đấu tranh của quân và dân Vĩnh Thạnh. Nếu tượng đài sai lệch sự thật lịch sử thì nguồn vốn đầu tư trở nên lãng phí, vô nghĩa.

Sau khi nhận được ý kiến góp ý từ đồng bào dân tộc Ba Na, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã quyết định điều chỉnh nguồn vốn đầu tư tượng đài khởi nghĩa Vĩnh Thạnh từ 48 tỷ xuống 40 tỷ đồng (từ nguồn vốn xã hội hóa) so với phương án ban đầu. Trong khi đó, chủ đầu tư cũng hứa sẽ điều chỉnh những chi tiết điêu khắc, phù điêu không đúng với lịch sử và văn hóa của đồng bào dân tộc Ba Na.

Nhận định về vấn đề này, ông Đinh Bá Hòa cho rằng việc điều chỉnh những chi tiết sai lệch văn hóa, lịch sử này vừa khó khăn, vừa tốn chi phí, do phù điêu tượng đài sâu hơn 10 cm.

Dân còn nghèo, sao phải xây tượng đài Vĩnh Thạnh hàng chục tỷ?

Theo ý kiến cá nhân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho rằng việc xây tượng đài, di tích lịch sử không nhất thiết phải đầu tư hàng chục tỷ đồng. Điều thiết yếu là chi phí xây dựng với quy mô cần hợp lý để ghi lại dấu ấn sự kiện lịch sử, hợp lòng dân.

Vụ bị cáo nhảy lầu tự tử tại trụ sở TAND tỉnh Bình Phước: Tòa khẳng định không xử oan

Có người cho rằng, việc chính quyền quyết bỏ ra 48 tỷ để xây một tượng đài khi đời sống nhân dân còn khó khăn là chưa nên.

Vĩnh Thạnh cần nỗ lực để thoát nghèo, khi nào đời sống nhân dân đã ấm no, sung túc, thì chơi lớn, chơi sang – xây tượng đài lưu giữ lịch sử, ghi công những anh hùng đã dùng máu xương, nước mắt, đổi lấy tự do cho dân tộc, thì ắt sẽ được người dân địa phương ủng hộ.

Điều quan trọng nhất bây giờ không phải là xây tượng đài hoành tráng mà Vĩnh Thạnh nhất định phải thoát nghèo, vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt.

Thảo luận