Quan hệ Iran-Mỹ: Mỹ cố gắng làm mất uy tín Iran như thế nào
"Nói dối, buộc tội và cố gắng gieo rắc hận thù là những yếu tố chính trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là chế độ hiện hành ở đó", - Mousavi nói trong một thông cáo, ông nói: các tuyên bố của Mỹ là "trống rỗng".
Theo ông, "người Mỹ cảm thấy rằng những nỗ lực của họ trên trường quốc tế và trong Hội đồng Bảo an (LHQ) nhằm mở rộng lệnh cấm vận vũ khí chống Iran đã không mang lại kết quả".
"Họ đang cố gắng tìm một cái cớ để gây áp lực tối đa hơn nữa bằng những lời buộc tội và dối trá kiểu này, dọn chỗ cho những mục tiêu độc ác của họ", - Mousavi bổ sung.
Chặn và thu giữ vũ khí Iran
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố vào cuối tháng 6, răng Mỹ đã chặn và bắt giữ lô vũ khí của Iran dành cho phiến quân Hussite Yemen. Theo lời ông, lô hàng bao gồm 200 súng phóng lựu, hơn 1700 súng trường tấn công Kalashnikov, cũng như tên lửa và các loại vũ khí khác.
Vấn đề hạt nhân của Iran
Iran và “Nhóm 6 nước” đàm phán quốc tế vào tháng 7/2015 đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề phát sinh từ lâu về chương trình hạt nhân của Iran. Các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng trời đã kết thúc bằng việc thông qua Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nếu thỏa thuận này được thực hiện thì Iran sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt về kinh tế và tài chính do Hội đồng Bảo an LHQ, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu áp đặt. Thỏa thuận còn có điều khoản quy định rằng lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trong vòng 5 năm, việc cung cấp vũ khí có thể diễn ra sớm hơn với điều kiện được Hội đồng Bảo an LHQ cho phép.
Thỏa thuận ở dạng ban đầu thậm chí không tồn tại được ba năm: vào tháng 5 năm 2018, Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Tehran. Do chỉ có Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận nên các thành viên khác vẫn phải tuân thủ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với nước này.