Việt Nam ủng hộ Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông?

Việt Nam lên tiếng về lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh lập trường các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế.
Sputnik

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định, Bắc Kinh không sợ bị Mỹ trừng phạt vì vấn đề Biển Đông. Trung Quốc mong Hoa Kỳ đừng dấn sâu vào con đường sai lầm và hãy là một nước lớn, có trách nhiệm.

Về tuyên bố bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc ở hầu hết các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm Bãi Tư Chính của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa, Philippines lên tiếng ủng hộ quan điểm của Mỹ.

Phản ứng của Việt Nam khi Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Sau Trung Quốc, Philippines và Indonesia, dư luận quốc tế vô cùng trông ngóng phản ứng của Hà Nội liên quan đến việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump bất ngờ thay đổi lập trường về Biển Đông thời gian qua sau hàng loạt căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Hoa Kỳ kích động Trung Quốc xung đột quân sự ở Biển Đông

Chiều 15/7, trả lời báo chí đề nghị cho biết lập trường của Việt Nam liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo về Lập trường của Mỹ đối với các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam “hoan nghênh” quan điểm và lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhấn mạnh hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.

“Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
“Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Trung Quốc bị ghét ở Biển Đông: Mỹ, Nhật đồng loạt “mắng xối xả” Bắc Kinh
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cũng nêu rõ, Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.

Trong khi đó, ngày 15/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oadnh cho rằng, Bắc Kinh mong Mỹ “sẽ không dấn sâu vào con đường sai lầm, thay vào đó, hãy hành động như một nước lớn có trách nhiệm”.

Bà Hoa Xuân Oánh cũng nhấn mạnh, Trung Quốc không sợ bị Mỹ trừng phạt liên quan đến các vấn đề Biển Đông.

Philippines ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông

Ngay sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đưa ra tuyên bố về “Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông” ngày 13/7, trong đó, Washington bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp ở khu vực, đại diện chính quyền Philippines bày tỏ sự ủng hộ cao.

Washington đang chuẩn bị một tuyên bố về tình hình ở Biển Đông

Cụ thể, ngày 14/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana lên tiếng cho biết, Manila hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

“Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng phải có sự chắc chắn về các quy tắc trên Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định.

Ông Lorenzana nhắc nhở và kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện với Philippines và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Manila là “bên thắng cuộc”.

Người đứng đầu Bộ quốc phòng Philippines đồng thời cũng nêu quan ngại về các cuộc dẫn tập quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông và cho biết, nước này cũng đang thúc đẩy hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) một cách thực chất để ngăn chặn căng thẳng leo thang tại đây.

Trung Quốc nêu mục tiêu của cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông

Về căng thẳng tại Biển Đông và phản ứng bất ngờ của Chính quyền Mỹ, “đánh phủ đầu” tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Del Rosario cho rằng, Philippines cần đưa các vấn đề liên quan đến phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài, trong đó bác bỏ “đường 9 đoạn (đường lưỡi bò)” của Trung Quốc ra Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75 sẽ diễn ra vào tháng 9 tới đây để tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, cựu Phó Chủ tịch Tòa án Tối cao Philippines, ông Antonio Carpio, nói rằng tuyên bố mới của Mỹ là mạnh mẽ vì nó có thể hiện sự ủng hộ phán quyết cuối cùng mang tính pháp lý của tòa trọng tài quốc tế.

Trước đó, trong tuyên bố do Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra, ông Pompeo nhấn mạnh, Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí chủ quan của mình lên khu vực.

Mỹ phái hai tàu sân bay đến Biển Đông

Bắc Kinh không đưa ra một cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách của mình về “đường lưỡi bò/ đường chín đoạn” ở Biển Đông kể từ khi chính thức tuyên bố vào năm 2009.

Trong khi đó, tại một quyết định có sự nhất trí vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Luật Công ước Biển 1982 - mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên - đã bác bỏ các yêu sách hàng hải phi lý của Bắc Kinh là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Toà án đã xử thắng cho bên kiện là Philippines.

“Như Hoa Kỳ đã tuyên bố trước đây và như những gì được quy định cụ thể trong Công ước, quyết định của Tòa án Trọng tài là quyết định cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên”, tuyên bố nhấn mạnh.

Mỹ luôn sát cánh với ASEAN, Trung Quốc đừng hòng bắt nạt ở Biển Đông

Ngày 13/7, Hoa Kỳ công bố lập trường chính thức liên quan đến các yêu sách hàng hải ở Biển Đông, trong đó Ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng bác bỏ hầu hết chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc không sợ bị Mỹ trừng phạt vì vấn đề Biển Đông

Washington nêu rõ, các tuyên bố, yêu sách của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến thuật bắt nạt, o ép của Trung Quốc để nhằm kiểm soát và độc chiếm khu vực này.

Theo ông Pompeo, những lợi ích chung của các quốc gia ở Biển Đông đã bị Bắc Kinh đe dọa nghiêm trọng.

“Bắc Kinh sử dụng nhiều biện pháp gây hấn, bắt nạt để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia khác ven biển Biển Đông ở khu vực Đông Nam Á, cưỡng ép và buộc họ phải từ bỏ những nguồn lực ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và đổi trắng thay đen, thay thế luật pháp quốc tế bằng cách ép buộc để tạo sự đã rồi”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Ông Pompeo còn nhắc lại tuyên bố của nguyên Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc “chỉ có Trung Quốc là nước lớn, còn các quốc gia ASEAN khác đều là nước nhỏ”, đồng thời, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định, Quan điểm độc quyền bá chủ thế giới, hành xử như kẻ săn mồi của Trung Quốc không còn chỗ đứng trong thế kỷ 21 này.

Mặc Covid-19, căng thẳng Biển Đông, thương chiến, Việt Nam vẫn là quốc gia sáng giá

Theo đó, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền và hàng hải của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi thuộc chủ quyền Việt Nam), bãi cạn Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) của Brunei và đảo Natuna Besar (đảo lớn thuộc quần đảo Natuna ngoài khơi Indonesia).

Đại diện chính quyền Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh, bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy nhiễu hoạt động đánh bắt cá hay khai thác dầu mỏ của các nước khác tại các vùng biển này, hoặc tiến hành các hành động như vậy một cách đơn phương, đều bất hợp pháp.

“Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của Washington trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của mỗi nước theo luật pháp quốc tế”, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.
Thảo luận