Việc Úc củng cố liên minh với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc làm tổn hại lợi ích kinh doanh của nước này

Úc ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông. Điều đó có thể làm xấu đi mối quan hệ của nước này với Trung Quốc. Theo Phòng Thương mại Australia tại Trung Quốc (AustCham), căng thẳng giữa hai nước gây ra nhiều rủi ro cho các công ty Úc, những rủi ro này là lớn hơn so với sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc do đại dịch.
Sputnik

Úc sẽ tiếp tục áp dụng một lập trường rất nhất quán trong vấn đề này, - Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Canberra khi được hỏi liệu nước này có ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông hay không. 

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông

Một ngày trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố mới về Biển Đông. Ông nói rằng, Washington sẽ hỗ trợ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông. Nhà ngoại giao Mỹ hứa, Hoa Kỳ  sẽ sử dụng tất cả các công cụ có sẵn cho việc này thông qua những diễn đàn đa phương và hợp pháp, bao gồm cả ASEAN. 

Các nhà quan sát cho rằng, bản tuyên bố này của Mike Pompeo là một nỗ lực để tạo ra một liên minh mới chống Trung Quốc. Thời gian gần đây, Hoa Kỳ hướng tới các đồng minh và đối tác của mình để nhận được sự hỗ trợ mỗi khi họ muốn giáng một đòn mạnh vào lợi ích của Trung Quốc. Ví dụ, Mỹ đã cố gắng thành lập những liên minh về vấn đề Đài Loan không phải là thành viên của WHO, về vấn đề Huawei, về vấn đề đại dịch và vấn đề Hồng Kông. 

Các nhà quan sát cũng lưu ý rằng, thời gian gần đây Nhật Bản thường nằm trong số những nước phản ứng nhanh nhất và ủng hộ nhiệt tình nhất những động thái khiêu khích của Hoa Kỳ. Ví dụ, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi là một trong những người đầu tiên ủng hộ tuyên bố của Mike Pompeo về việc chính quyền Mỹ coi các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. 

Nhật Bản cần làm gì để không mất uy tín

Úc liệu đã sẵn sàng gia tăng đối đầu với Trung Quốc?

Rõ ràng, các tuyên bố của Hoa Kỳ về Biển Đông gây thêm bất ổn cho khu vực này. Việc Úc vội vàng ủng hộ lập trường của Mỹ trong những điều kiện này cho thấy rằng, để duy trì cam kết với đồng minh, Australia sẵn sàng gia tăng đối đầu với Trung Quốc.

Trong khi đó, giới doanh nghiệp Úc rất lo ngại về những hậu quả có thể xảy ra do xu hướng chính trị tiêu cực này.

Phòng Thương mại Australia tại Trung Quốc (AustCham) đã khảo sát 87 công ty Úc hoạt động tại Bắc Kinh, Nam và Tây Trung Quốc. 70% người được hỏi ý kiến đã nói lên sự lo ngại trước việc mối quan hệ song phương với Trung Quốc đã suy giảm. Tỷ lệ này đã tăng đáng kể so với năm 2018. Khi đó, chỉ có 45% người nói lên ý kiến như vậy. Đồng thời, các doanh nhân Úc coi căng thẳng song phương là một rủi ro đáng kể hơn nhiều so với sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc do đại dịch. 

Thỏa thuận quân sự Úc – Ấn Độ: liên minh tiềm năng đe dọa Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Mikhail Belyaev từ Viện Nghiên cứu chiến lược Nga nhận xét rằng, ý kiến ​​của các doanh nghiệp Úc là một tín hiệu mới cho giới chính trị của đất nước này:

"Nền kinh tế Trung Quốc vượt qua suy giảm và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Điều này có nghĩa là, ít nhất các mối quan hệ thương mại sẽ duy trì ở mức đạt được và thậm chí tăng lên. Mô hình này phục vụ lợi ích của những người Úc quan tâm đến tình trạng kinh tế quốc dân và mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Giới doanh nghiệp Úc hiểu rõ rằng, trong trường hợp này, mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc gặp rất ít nguy hiểm. Nhưng, nếu quan hệ song phương xấu đi thì điều đó thực sự gây ra rủi ro cho nền kinh tế Úc. Chính bời vậy các doanh nhân Úc có đủ cơ sở để bày tỏ sự lo ngại về kim ngạch thương mại hai chiều bị suy giảm, vì trong trường hợp này tác động tiêu cực ​​không phải là gián tiếp, mà là trực tiếp".

Chuyên gia Mikhail Belyaev nhận xét rằng, Trung Quốc không chỉ là một đối tác quan trọng nhất mà còn là đối tác thương mại đầy triển vọng nhất của Úc. Vì thế, các công ty Úc làm ăn với Trung Quốc sẽ tối đa hóa sức ảnh hưởng cho ban lãnh đạo và xã hội của đất nước để ít nhất duy trì mối quan hệ kinh tế và chính trị ở mức đạt được. Và về lâu dài - để tạo động lực mới cho phát triển.

Thảo luận