Nhật Bản cần làm gì để không mất uy tín

© AP Photo / Shizuo KambayashiShinzo Abe
Shinzo Abe  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vài ngày trước, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi tuyên bố rằng đất nước ông phản đối ý tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mời Hàn Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh G-7. Tại sao lại có chuyện như vậy?

Ông Abe muốn Nhật Bản thành chủ chốt độc nhất ở châu Á

Hàng loạt phương tiện truyền thông Nhật Bản lý giải lập trường này của Chính phủ Shinzo Abe. Người ta cho rằng trong nhóm G-7 chỉ có Nhật Bản xứng đáng đại diện cho châu Á, và thế là đủ, không cần thêm đại diện nào khác của lục địa Á châu tại cuộc gặp cấp cao này. Lập luận thật sự đáng tranh cãi. Bởi xét cho cùng thì tư cách thành viên trong G-7 được xác định bởi trọng lượng tài chính và kinh tế của một quốc gia chứ đâu phải theo vị trí địa lý. Trong «Câu lạc bộ» này, như ai cũng rõ, có đến mấy nước châu Âu là Anh, Đức, Ý, Pháp. Còn nếu nói về sức mạnh kinh tế, thì bây giờ lẽ ra một vị trí châu Á trong cuộc gặp của «các ông lớn» nên dành cho CHND Trung Hoa, là nước đã vượt mặt Nhật Bản về GDP. Nhân tiện xin nói thêm, ông Donald Trump cũng đã nêu đề xuất mời Trung Quốc tới dự hội nghị thượng đỉnh. 

Hội nghị thượng đỉnh của “Big Seven” tại Brussels - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia đánh giá cao ý định của Trump đưa Nga trở lại G7

Quả thực, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang lo lắng vì thời gian gần đây uy tín của chính quyền nước ông đã giảm sút rõ rệt. Một ví dụ về điều này là việc hiện tại, trong 15 cơ cấu của Liên Hợp Quốc không có chức vụ cao nào do người Nhật đảm trách. Thế mà đã có lúc ông Koichiro Matsuura làm Tổng Giám đốc UNESCO, ông Yukiya Amano đứng đầu IAEA, ông Koji Sekimizu là Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế, còn bà Sadako Ogata là Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. 

© Sputnik / Alexey Nikolsky / Chuyển đến kho ảnhTổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) Matsuura Koichiro
Nhật Bản cần làm gì để không mất uy tín - Sputnik Việt Nam
Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) Matsuura Koichiro

Ông Shinzo Abe đang cố gắng tìm cách để Nhật Bản nhận được sự tôn trọng lớn lao, cả trong một bước đi gây tranh cãi như muốn sửa đổi Hiến pháp theo hướng để lực lượng vũ trang của đất nước này có quy chế pháp lý chính thức (hiện giờ ý này bị cản trở bởi điều 9 vẫn được mệnh danh là «điều khoản hòa bình» trong đạo luật chính của đất nước). Tuy nhiên, khó có khả năng là việc củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ thúc đẩy tăng cường uy tín quốc tế. Ở các nước châu Á, trước hết là ở Trung Quốc và hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên, người ta chưa quên thế nào là chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và khắc cốt ghi tâm những tội ác tàn bạo của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau cuộc họp báo - Sputnik Việt Nam
Ông Shinzo Abe dự định sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản

Lịch sử chưa xa – mắc mớ chính trong bất đồng Nhật-Hàn 

Trên thực tế, việc Thủ tướng Nhật Bản không muốn nhìn thấy các đại diện Hàn Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G-7 là phản ứng về một thành tố cơ bản trong quan hệ láng giềng, chống lại đất nước lâu nay luôn đòi hỏi Tokyo phải ăn năn vì những tội phạm mà người Nhật gây ra khi chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt gay gắt là về thân phận các phụ nữ Triều Tiên từng bị coi là «gái giải khuây» dành cho binh sĩ chiếm đóng. Trong Thế chiến II, bộ chỉ huy quân sự Nhật Bản đã tạo lập cả một mạng lưới các nhà thổ, nơi các phụ nữ từ những nước châu Á buộc phải phục vụ như nô lệ tình dục đáp ứng nhu cầu của quân nhân Nhật Bản. 

© AFP 2023 / Jung Yeon-JeTượng "Phụ nữ giải khuây" trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul
Nhật Bản cần làm gì để không mất uy tín - Sputnik Việt Nam
Tượng "Phụ nữ giải khuây" trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul

Kể từ những năm 1990, công luận Hàn Quốc lên tiếng đòi Chính phủ Nhật Bản bồi thường cho các phụ nữ Triều Tiên bị người Nhật bắt buộc «làm việc» trong nhà thổ. Chính phủ Nhật Bản đã xin lỗi các phụ nữ Triều Tiên này nhưng mọi người ở Seoul cho rằng như vậy chưa đủ, mà cần phải trả tiền bồi thường.

Ngoài ra, trong quan hệ Nhật-Hàn thì vấn đề lãnh thổ vẫn là mắc mớ lớn chưa được giải quyết. Seoul cho rằng đảo Dokdo (người Nhật gọi là Takeshima) hiện do Tokyo kiểm soát, cần phải thuộc về Hàn Quốc, bởi đã từng luôn luôn như thế trong lịch sử, ngoại trừ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Ban lãnh đạo hiện tại của Hàn Quốc kiên quyết đòi Tokyo giải quyết tất cả những vấn đề gây tranh cãi lãnh thổ, thực tế này là phần cốt yếu quyết định mối quan hệ lạnh nhạt hiện tại giữa hai quốc gia. 

Nhiều khả năng là Hàn Quốc sẽ không có cơ hội bước vào phòng hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-7, cũng như Trung Quốc và Nga. Nhưng đâu phải tất cả chỉ do mánh lới ngoại giao của ông Shinzo Abe. Và cũng đã từ lâu đến lúc giới cầm quyền Nhật Bản cần hiểu rằng uy tín trên trường quốc tế sẽ không thể xây dựng được bằng chính sách quân phiệt hóa và sự ngang ngạnh từ chối thừa nhận tội ác trong quá khứ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала