Tạp chí Mỹ lo ngại trước «vũ khí chính trị của Nga»

MATXCƠVA (Sputnik) - Nga có thể sử dụng việc hạn chế xuất khẩu lúa mì như là một thứ «vũ khí chính trị», có khả năng đáng lo ngại như vậy, tạp chí National Interest cảnh báo.
Sputnik

Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ khiến thế giới phụ thuộc vào Nga?

Như tác giả bài báo lưu ý, đến năm 2028 Nga có thể kiểm soát 20% xuất khẩu ngũ cốc toàn thế giới, còn trong tương quan biến đổi khí hậu - nóng lên toàn cầu -, đất nước này có thể trở thành một «cường quốc ngũ cốc» hùng mạnh hơn nữa.

Theo NI, biến đổi khí hậu có thể cùng với việc mở mang diện tích đất canh tác cũng dẫn đến những hậu quả tiêu cực, bao gồm cháy rừng và hạn hán, nhiều nguy cơ thiên tai không chỉ trở nên thường xuyên hơn mà còn nghiêm trọng hơn. Mặt khác, sự nóng lên toàn cầu cũng có thể làm tăng độ phụ thuộc của các quốc gia khác vào nguồn cung từ Nga và hậu quả tiêu cực do biến đổi khí hậu ở Nga sẽ khiến các nước nhập khẩu lúa mì dễ bị tổn thương, - tờ báo phân tích.

Lúa mì Nga trở nên đắt hơn dầu

Ngoài ra, tác giả của bài báo nhắc nhở về hạn ngạch với xuất khẩu ngũ cốc do đại dịch COVID-19. Theo đánh giá của tạp chí, các nhà nhập khẩu, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Bangladesh, đã phải gấp rút vội tìm nguồn để bổ sung chất đầy các kho dự trữ ngũ cốc.

«Vũ khí chính trị» của Nga

Tạp chí NI thừa nhận rằng an ninh lương thực cần phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền ở các quốc gia.  Tuy nhiên, bài báo nhấn mạnh rằng ngay cả khi có hạn ngạch về xuất khẩu lúa mì, ban hành năm 2010 do hạn hán, Nga vẫn sở hữu trữ lượng ngũ cốc đáng kể, giống như tình hình trong năm nay. Chục năm trước, biện pháp này đã đẩy tăng giá lương thực trên toàn thế giới, - tác giả của bài báo nhắc nhở.

«Điều đáng lo ngại hơn cả từ việc hạn chế xuất khẩu trong thời gian khủng hoảng là khả năng Nga hạn chế xuất khẩu để tạo áp lực chính trị. Nga có thể biến xuất khẩu lúa mì thành thứ vũ khí lợi hại để gây sức ép với các nước mà thực trạng mất an ninh lương thực phát sinh do biến đổi khí hậu sẽ khiến những nước này không còn lựa chọn nào khác», - tác giả bài viết trên NI nhận xét.
Thảo luận