Súng máy STV-410/416 «chế tạo tại Việt Nam» và những mẫu tương tự

Mới đây, blog tiếng Anh VietDefense đã thông báo về những sản phẩm mới của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam – súng máy STV, sản xuất trong hai phiên bản cùng lúc. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Nga về vũ khí xạ kích bộ binh, ông Maxim Popenker đã cho ý kiến bình luận về tính năng của sản phẩm vũ khí Việt Nam này.
Sputnik

Biến thể kế tiếp của AK

Chỉ có thể hoan nghênh cố gắng của Việt Nam phấn đấu nội địa hóa tối đa khâu sản xuất vũ khí để đảm bảo an ninh quốc gia của đất nước.

Nỗ lực của các chuyên gia vũ khí Việt Nam không chỉ hướng tới sao chép thật chuẩn xác các mẫu nước ngoài, mà còn chuyên tâm nghiên cứu sửa đổi để đáp ứng đúng nhu cầu của QĐND Việt Nam và đòi hỏi đặc thù của môi trường hoạt động chiến sự tiềm năng địa phương, chứng tỏ trình độ kỹ thuật cao và cách tiếp cận sáng tạo trong công việc không hề đơn giản này.  

Tại sao Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến súng trường mới của Nga?

Cách đây chưa lâu, nhà máy vũ khí Z111, cơ sở thành thạo việc sản xuất vũ khí nước ngoài được cấp phép (kể cả loại súng bắn tỉa cỡ nòng lớn) và hiện đại hóa nghiêm túc các mẫu hiện có trong kho vũ khí của bộ đội Việt Nam, đã trình làng hai mẫu súng máy với thiết kế riêng nội địa là STV-410 và STV-416. 

Chẳng cần giấu rằng nguyên mẫu của STV chính là súng tiểu liên AK của Nga và súng trường tự động Galil ACE mà Việt Nam sản xuất theo giấy phép mua lại năm 2014 từ tập đoàn IWI của Israel. Cả hai khẩu súng này đều được thiết kế dành cho đạn 7.62x39 mm, vẫn là loại vũ khí cá nhân chính hiện trang bị cho các chiến sĩ QĐND Việt Nam. Hiện thời, chưa công khai các dữ liệu chi tiết về đặc tính chiến thuật-kỹ thuật của khẩu súng máy Việt Nam.

Như lưu ý trong blog VietDefense, hình dáng bên ngoài của STV-416 và STV-410 có sự khác biệt. STV-416 là «biến thể theo chủ đề» AK-103 của Nga. Báng của STV-410 mang hơi hướng đặc trưng AK truyền thống, có miếng ốp lót tay dưới kéo dài đến sát miệng hộp tiếp đạn để che phần hộp đạn lộ ra, gần ổ khóa nòng có khớp nối và cơ cấu khóa, báng có thể gập về phía phải và trong tương lai còn có thể thay bằng báng rút.

AK-103 ra đời khi nào và vì mục đích gì?

Mẫu tiểu liên AK-103 được chế tạo vào những năm 1990 tại Izhevsk dựa trên cơ sở súng trường tấn công AK-74 nhằm để thay thế cho «bậc tiền bối» là súng trường Kalashnikov 7.62 mm đã lỗi thời (AKM, AKMS). Ở Nga, súng này không chỉ được sử dụng trong quân đội mà còn khá được ưa chuộng trong các đơn vị công lực khác và cũng chinh phục hiệu quả cả thị trường nước ngoài, phổ biến dùng loại đạn Xô-viết 7.62x39 mm.

Súng máy STV-410/416 «chế tạo tại Việt Nam» và những mẫu tương tự

Về phần mình, STV-410 «…giống với Galil ACE nhiều hơn. Hộp súng rõ ràng thừa hưởng dáng dấp súng trường tự động của Israel, nhưng không có nắp che bụi đặc trưng, tay cầm xoáy bên trái, chế độ đánh lửa và miếng ốp lót cho cả hai tay. Tuy nhiên thước ngắm, vỏ hộp súng và cơ chế an toàn thì lại cực giống AK-15 của Nga». 

Ứng dụng và tính năng của súng AK-15

AK-15 là một trong những thiết kế mới nhất được phát triển vào những năm 2010. Như thông tin chính thức của «Liên hiệp tập đoàn Kalashnikov», khẩu súng trường quân đội cải tiến AK-12 (5,45 mm này là vũ khí vũ khí xạ kích cá nhân dành riêng cho Lực lượng Đặc nhiệm. Vũ khí đảm bảo hiệu suất chiến đấu cao, linh hoạt trong sử dụng, có độ chính xác và hỏa lực mạnh khi bắn».  

Súng máy STV-410/416 «chế tạo tại Việt Nam» và những mẫu tương tự

AK-15 có kênh nòng và hộp đạn mạ crôm, ba chế độ hoả lực (nổ đơn, nổ liên tiếp cách quãng ngắn và tự động hoàn toàn), phụ kiện bảo vệ nòng súng khỏi tải trọng bên ngoài, bộ bù phanh họng có thể tháo rời và báng nhựa gập. Súng trường tấn công được trang bị giá đỡ («đường ray Picatinny») để lắp đặt các các máy ngắm chuyên dụng đặc biệt, còn thước ngắm tiêu chuẩn có tầm nhìn phóng đại phía sau (nói đơn giản là kính lúp).

AK-15 có thể được kèm theo súng phóng lựu dưới nòng và dao-lưỡi lê. 

Theo thông tin mới nhất, với ưu điểm bảo lưu được tính đơn giản truyền thống trong sản xuất cũng như kết cấu, giúp chiến sĩ mau chóng nắm được cách sử dụng, lại chắc chắn đáng tin cậy, cả hai biến thể mới nhất của AK dù sao cũng vẫn sẽ được trang bị cho các đơn vị quân đội thông thường, còn lực lượng đặc nhiệm  của Nga sẽ nhận được mẫu súng phức tạp và đắt tiền hơn dành cho thiện xạ chuyên nghiệp – súng máy A545 và A762 - sản phẩm của cơ sở không kém phần nổi tiếng là Nhà máy mang tên Degtyarev (thành phố Kovrov).

Theo các xu thế hiện đại

Xét theo toàn bộ các chi tiết trang bị cho súng máy mới của Việt Nam, STV có thể sử dụng thước ngắm quang học, kính ngắm đêm và ảnh nhiệt, máy ngắm phóng đại (kính lúp). Tức là tất cả mọi thứ mà nếu thiếu thì vũ khí quân đội hiện đại chỉ là «cục sắt» vô nghĩa. Liệu các mẫu súng Việt Nam có thể vượt mặt «các tiền bối» Nga và Israel về đặc tính và hiệu suất hay không - thực tế chiến đấu sẽ cho thấy. Trong bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia Nga về vũ khí bộ binh, ông Maxim Popenker nhận xét:

Báo Trung Quốc bình luận Quân đội Việt Nam bắn thử nghiệm súng cối và súng máy tích hợp
«Chỉ có thể đạt vượt trội hơn hẳn so với súng máy Nga về các đặc trưng chiến thuật-kỹ thuật nếu như có thay đổi căn bản nào đó, mà trước hết là về đạn. Nhưng hiện thời Việt Nam không đi theo hướng này. Do đó, súng máy STV chỉ có thể so sánh được với súng máy Nga về độ tin cậy, tuổi thọ, hiệu suất. Tôi không thấy vấn đề gì cả trong thực tế là hai mẫu đều sử dụng các giải pháp kỹ thuật từ những hệ thống khác nhau. Điều chính yếu là các giải pháp-hệ thống đó không «ngáng đường» nhau và cuối cùng, không cản trở yêu cầu đạt tới chức năng chính của vũ khí. Việc các nhà sản xuất vũ khí của Việt Nam có được giấy phép Galil ACE và đưa vào những thay đổi đáng kể, cũng không có gì đặc biệt. Đây là quá trình sửa đổi vũ khí tương thích với yêu cầu của quân đội nước mình, với đặc thù riêng trong huấn luyện chiến sĩ v.v… Còn về tiềm năng xuất khẩu của súng máy Việt Nam, thì phải nói rằng trên thị trường khu vực sẽ khó lòng cạnh tranh với vũ khí Trung Quốc, và rất có thể là người Việt sẽ không cố gắng «thúc đẩy» quảng bá các mẫu súng này tới các thị trường xa hơn». 
Nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam

Chuyên gia Nga cho rằng, rõ ràng, với các mẫu súng mới, xuất khẩu không phải là mục đích chính. Đối với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ hàng đầu là trang bị đầy đủ vũ khí sản xuất nội địa cho quân đội và cơ cấu công lực của đất nước. Mẫu súng máy STV nào sẽ được dùng phổ biến trong quân đội, còn mẫu nào sẽ chỉ dành riêng cho lực lượng “đặc công” – là tùy thuộc vào quyết định của các tướng lĩnh Việt Nam. Nhưng có điều hiển nhiên: súng máy STV sẽ không đòi hỏi phải tái đào tạo các chiến sỹ một cách triệt để, vì rằng súng mới «giống hệt» thứ vũ khí mà các chiến sĩ QĐND Việt Nam và cảnh sát đã quen thuộc từ lâu.

Thảo luận