Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến hiện tượng “nổi da gà”

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, các loại tế bào gây ra hiện tượng nổi da gà cũng chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình mọc tóc. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.
Sputnik

Người ta vốn tin rằng, hiện tượng nổi da gà do lạnh ở người là phản xạ sinh lý còn sót lại của tổ tiên động vật từ xa xưa. Tuy nhiên, phản xạ này vốn có ở tất cả các loài động vật có vú, ngay cả những loài không có lông dày, kể cả con người.

Hội chứng khiến con người khóc ra máu

Tiết lộ thú vị về hiện tượng nổi da gà

Các nhà sinh học từ Đại học Harvard ở Hoa Kỳ cùng với các đồng nghiệp Đài Loan đã phát hiện ra rằng, những bắp cơ nhỏ ở chân lông gây ra hiện tượng nổi da gà khi co lại đều kết nối dây thần kinh giao cảm với các tế bào gốc của nang lông. Tức là, hiện tượng "nổi da gà" kích thích mọc tóc.

Các tác giả đã nghiên cứu trên chuột cách các tế bào khác nhau tương tác khi phản ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.

"Chúng tôi muốn tìm hiểu các kích thích bên ngoài điều chỉnh như thế nào hành vi của các tế bào gốc. Da nằm ở ranh giới giữa bên trong cơ thể và thế giới bên ngoài, trên da người có nhiều tế bào gốc được bao quanh bởi nhiều loại tế bào khác", - trưởng nhóm nghiên cứu Ya-Chieh Hsu, Phó giáo sư, Khoa Tế bào gốc và Sinh học tái sinh tại Harvard, cho biết. -Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được một hệ thống hai thành phần rất thú vị điều chỉnh hành vi của tế bào gốc để đáp ứng với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường".
Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến hiện tượng “nổi da gà”

Mối liên hệ giữa dây thần kinh giao cảm và cơ trơn nhỏ trong mô cấu trúc bên dưới da được biết từ lâu. Khi cơ thể cảm thấy lạnh, các tế bào thần kinh giao cảm phát ra tín hiệu và cơ bắp phản ứng lại bằng cách co lại và làm cho tóc dựng lên.

Tuy nhiên, sau khi quan sát cấu trúc vi mô của da bằng kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, dây thần kinh giao cảm không chỉ được kết nối với cơ mà còn gắn liền trực tiếp với các tế bào gốc của nang lông. Trên thực tế, các sợi thần kinh quấn quanh các tế bào gốc của nang lông giống như dải ruy băng.

“Ở cấp độ siêu tế bào, chúng tôi đã thấy các tế bào thần kinh và tế bào gốc tương tác với nhau như thế nào. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, các tế bào thần kinh hình thành các cấu trúc giống như khớp thần kinh với các tế bào gốc biểu mô, thường không phải là mục tiêu của các tế bào thần kinh”, - giáo sư Ya-Chieh Hsu cho biết.
Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến hiện tượng “nổi da gà”

Nghiên cứu chi tiết

Kết quả từ các cuộc nghiên cứu chi tiết hơn đã xác nhận rằng, hoạt động của nơron thần kinh liên tục giữ các tế bào gốc ở trạng thái sẵn sàng tái tạo. Khi con người cảm thấy lạnh, dây thần kinh được kích hoạt ở mức cao hơn và nhiều chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng và kích hoạt nhanh chóng các tế bào gốc, từ đó tái tạo nang tóc và cung cấp dưỡng chất kích thích mọc tóc nhanh dài hơn.

Sau khi các nhà khoa học loại bỏ các cơ kết nối với nang lông, dây thần kinh giao cảm đã rút lại và kết nối thần kinh với các tế bào gốc của nang lông đã bị mất.

Các nhà khoa học tìm ra một yếu tố quan trọng làm chậm lão hóa

Các thí nghiệm này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định một hệ thống hai thành phần điều chỉnh các tế bào gốc nang lông. Dây thần kinh là thành phần phát tín hiệu kích hoạt tế bào gốc thông qua các chất dẫn truyền thần kinh, trong khi cơ bắp là thành phần cấu trúc kết nối các sợi thần kinh với tế bào gốc của nang lông.

Hơn nữa, các tác giả phát hiện ra rằng, tín hiệu đến từ chính nang lông. Nó tiết ra một loại protein kích hoạt cơ trơn gắn liền với dây thần kinh giao cảm. Sau đó dây thần kinh thông qua cơ điều khiển các tế bào gốc của nang lông để kích thích mọc tóc nhanh dài.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến các tế bào gốc da, ví dụ, trong việc chữa lành và hồi phục vết thương.

Thảo luận