Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam cho biết, các ổ dịch coronavirus mới liên quan đến Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình. Phân tích gen chủng 5 chủng virus corona phát hiện ở Việt Nam, ca nhiễm nCoV ở Đà Nẵng là chủng mới.
Sputnik

Bộ Y tế Việt Nam cho biết, hai ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng (các bệnh nhân 416 và 418) đang diễn biến xấu, thở máy liên tục, tiên lượng rất nặng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn 12 ca nghi nhiễm.

Liên quan đến hai ca mắc coronavirus ở Đà Nẵng, ngay trong tối 26/7, lực lượng quân đội thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Tiểu đoàn Phòng hóa số 78 và Đội Y học dự phòng (Bộ Tham mưu Quân khu 5) với hàng chục chiến sĩ và phương tiện chuyên dụng tiến hành phun khử khuẩn, tiêu độc khử trùng toàn bộ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng.

Việt Nam hiện đang ráo riết làm rõ đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua biên giới vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm coronavirus. Sáng 27/7, Đội tuần tra của Cục Cảnh sát Giao thông (C08), Bộ Công an đã phối hợp với lực lượng Công an Lào Cai phát hiện và bắt khẩn cấp nhiều công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, chuẩn bị được đón vào TP.HCM.

Covid-19: Việt Nam không ca mắc coronavirus mới, 2 bệnh nhân ở Đà Nẵng rất nặng

Việt Nam sáng 27/7 không ghi nhận trường hợp nhiễm coronavirus mới nào. Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam hiện còn 420 ca bệnh nCoV và còn khoảng 12 ngàn người đang được cách ly.

Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Báo cáo của Tiểu Ban điều trị cho biết, 365/420 bệnh nhân (khoảng 87,5% tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của Việt Nam) đã bình phục. Cả nước vẫn chưa có ca tử vong nào vì virus corona.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị Covid-19, hiện có 8 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1-2 lần với coronavirus. Còn 47 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hầu hết các trường hợp đều có sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, cũng trong báo cáo của Tiểu Ban điều trị sáng 27/7 cho hay, sức khỏe của hai bệnh nhân 416 và 418 tại Đà Nẵng đang có diễn tiến xấu.

Theo đó, bệnh nhân nam mắc Covid-19 số 416 tiên lượng rất nặng, tiếp tục phải thở máy và được ê-kip các bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra Đà Nẵng hỗ trợ can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục.

Sau phi công người Anh (bệnh nhân số 91) và bác gái của bệnh nhân 17 (ca mắc Covid-19 số 20) thì nam bệnh nhân 57 tuổi ở Đà Nẵng này cũng là bệnh nhân thứ 3 tại Việt Nam phải can thiệp ECMO để duy trì sự sống.

Dù tiên lượng nặng nhưng Bộ Y tế cho biết, hiện các chỉ số và chức năng của bệnh nhân vẫn đang trong phạm vi kiểm soát. Ca bệnh hiện đang sốt 37-38 độ C, được chỉ định dùng thuốc an thần, thuốc vận mạch, kháng sinh, kháng virus, nâng cao miễn dịch, ăn qua sonde, phổi thông khí tạm.

Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 20/7, bệnh nhân bị sốt, đi kèm triệu chứng ho có đàm nhiều. Người đàn ông sau đó đến khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng và được chẩn đoán viêm phổi, nhập viện vào khoa nội hô hấp Bệnh viện C Đà Nẵng. Ngày 23/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cả 2 lần đều dương tính với SARS-CoV-2.

Đêm 23/7, bệnh nhân được lấy mẫu lần 3 để gửi ra Viện Pasteur Nha Trang. Trưa 24/7, Viện Pasteur Nha Trang trả kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính lần thứ 3. Sang ngày 24/7, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng khẳng định dương tính với coronavirus.

Ca mắc Covid-19 thứ 416 này sau đó được chuyển điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng nặng, chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do virus corona, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn.

Về trường hợp bệnh nhân số 418 (nam, 61 tuổi), theo báo cáo của Tiểu Ban điều trị, bệnh nhân hiện còn sốt nhẹ và đang được thở máy, dù các chỉ số đều kiểm soát được nhưng tiên lượng vẫn rất nặng.

Bộ Y tế cho biết, khả năng bệnh nhân vẫn tiếp tục phải thở máy, hỗ trợ ECMO và lọc máu trong thời gian dài vì bệnh nhân số 418 này bị viêm phổi trên nền bệnh lý tiểu đường type 2, tăng huyết áp, biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp.

Trước đó, ngày 21/7, bệnh nhân điều trị tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán theo dõi lao phổi bội nhiễm, trên nền bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp. Đây là ca nhiễm coronavirus thứ hai ở Đà Nẵng gây bất ngờ với cả nước sau 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 nào trong cộng đồng. Chiều 23/7, bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực chống độc, 3 ngày sau thì chuyển đến khoa Y học nhiệt đới - Bệnh viện Đà Nẵng.

Quân đội phun khử khuẩn toàn bộ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng

Theo tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, sau khi phát hiện 2 ca mắc coronavirus mới sau thời gian dài cả nước đã “chiến thắng” giai đoạn đầu đại dịch SARS-CoV-2, tối 26/7, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã huy động hơn 50 cán bộ chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Phòng hóa số 78 và Đội Y học dự phòng (Bộ Tham mưu Quân khu 5) cùng hàng chục phương tiện chuyên dụng tiến hành phun khử khuẩn, tiêu độc khử trùng toàn bộ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng.

Bộ Y tế công bố bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca nhiễm Covid-19 thứ 416 ở Việt Nam

Cụ thể, từ Tiểu đoàn Phòng hóa 78, khoảng 20h ngày 26/7, Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Quân khu 5 đã công bố lệnh yêu cầu các lực lượng khẩn trương cơ động, tiếp cận hiện trường.

Theo quy chuẩn kỹ thuật khử khuẩn của Bộ Y tế Việt Nam và các đơn vị Quân y, các xe tiêu tẩy chạy dọc các lối đi, hành lang trong hai Bệnh viện phun dung dịch Cloramin B phun hóa chất.

Trong khi đó, tại Bệnh viện C, dưới sự chỉ huy của Đại úy Nguyễn Văn Hồng, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Phòng hóa 78, các bộ phận nhanh chóng triển khai đội hình, tiến hành phun khử khuẩn.

Nhiều kíp xe tiêu tẩy chuyên dụng cỡ lớn ARS-14 của Tiểu đoàn Phòng hóa 78 phun khử khuẩn toàn bộ các trục đường, hành lang, khuôn viên bên ngoài, còn ở bên trong, các cán bộ, chiến sĩ đội y học dự phòng với máy phun đeo vai cũng tiến hành phun khắp các phòng, khoa và cả cầu thang, hành lang, căng tin, thang máy, nhà vệ sinh Bệnh viện. Sau khi hoàn thành phun khử khuẩn, tiêu độc khử trùng toàn bộ Bệnh viện C Đà Nẵng, Tiểu đoàn Phòng hóa 78 cũng tiến hành phun toàn bệ Bệnh viện Đà Nẵng.

Tin mới về ca nghi nhiễm Covid-19 Đà Nẵng, phát hiện 2 người Trung Quốc giả người Việt Nam

Chia sẻ về đợt phun khử khuẩn này, Đại úy Nguyễn Văn Hồng cho biết, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu, Đảng ủy, Chỉ huy Tiểu đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, huấn luyện nâng cao trình độ, bản lĩnh cho bộ đội, đồng thời chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện để sẵn sàng cơ động.

“Thực hiện nhiệm vụ trong khu vực có nguy cơ phơi nhiễm cao, song các cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần tích cực, tự giác, chủ động khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt công việc, góp phần cùng toàn dân ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh”, đại diện Tiểu đoàn Phòng hóa 78 nhấn mạnh.

Công việc tiêu độc, khử trùng toàn bộ 2 Bệnh viện chính thức hoàn thành vào khoảng 2 giờ sáng 27/7. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thành Chung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức phải cách ly toàn bộ nhân viên y tế, người phục vụ người bệnh, người nhà người bệnh từ 13h ngày 26/7.

“Ngoài các ca bệnh đang điều trị, hiện tại, chúng tôi đang phải dồn lực để cứu chữa cho 2 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Chính vì vậy, sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của Quân khu 5 có ý nghĩa rất lớn, góp phần giúp bênh viện được phun khử khuẩn toàn diện, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh chéo”, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng nhấn mạnh.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu 5 cho biết, ngay sau khi phát hiện các ca bệnh mới trong cộng đồng, lực lượng vũ trang Quân khu đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch.

“Mục tiêu là không để xảy ra dịch trong lực lượng vũ trang Quân khu, phấn đấu phát hiện sớm các ca bệnh và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc, giữ vững quân số khỏe, bảo đảm cho các đơn vị đủ sức mạnh chiến đấu, lao động, học tập trong mọi tình huống, sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn”, lãnh đạo Quân khu 5 khẳng định.

Theo đó, ngoài các khu cách ly công dân tập trung, hiện nay, Quân khu 5 đã chuẩn bị chu đáo nhân lực, vật lực tại một số khu vực để sẵn sàng đón nhận, cách ly, điều trị cho các trường hợp F1, F2 hoặc bệnh nhân mắc coronavirus.

Việt Nam bắt khẩn cấp nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Hơn 1h sáng ngày 27/7, lực lượng Công an thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai phát hiện xe ô tô hiệu Toyota Innova mang biển kiểm soát 60A 632-04 có chở 5 công dân người Trung Quốc.

Việt Nam rút ngắn thời gian thử nghiệm và sản xuất vắc-xin chống Covid-19

CSGT Lào Cai cho hay, xe này do Dương Đình Quyền và Nguyễn Thanh Cường (cùng sinh năm 1977, thường trú tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) điều khiển.

Thượng tá Đỗ Tuấn Sơn, Trưởng Công an thành phố Lào Cai cho biết, qua xác minh ban đầu cho thấy, 5 đối tượng người Trung Quốc trên đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường đò qua sông biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Sau đó, được Dương Đình Quyền và Nguyễn Thanh Cường đón chở vào TPHCM.

Làm việc với Công an, hai đối tượng Quyền và Cường khai nhận là đối tượng làm thuê cho một người ở Khánh Hòa. Cùng tham gia còn có một chiếc xe Innova nữa đã rời Lào Cai đi trước.

Lực lượng chức năng nhanh chóng mở rộng điều tra, phối hợp với Cục cảnh sát Giao thông đường bộ (C08, Bộ Công an), tới 4h sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã bắt giữ thành công chiếc Innova còn lại, cũng được chính 2 đối tượng người Việt phụ trách và chở 5 người Trung Quốc khác khi xe vừa tới Km6 cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Cụ thể, vào khoảng 5h sáng, tổ công tác Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) làm nhiệm vụ trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai phát hiện ô tô 7 chỗ biển kiểm soát 60A-57510 do tài xế Nguyễn Trịnh Văn Hưng (48 tuổi, trú tại Khánh Hòa) có biểu hiện nghi vấn.

Cảnh sát đã cho dừng xe kiểm soát, lực lượng CSGT phát hiện trên xe có 5 người quốc tịch Trung Quốc và một phụ xe. Qua đấu tranh khai thác ban đầu, công an xác định 5 người Trung Quốc này nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

“Những người Trung Quốc này đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên gần 4 giờ bằng thuyền sang Lào Cai”, lãnh đạo Cục CSGT nhấn mạnh.

Cũng như những đối tượng đã bị bắt lúc rạng sáng, theo chỉ huy Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 cho biết thêm 5 người Trung Quốc trên đang trên đường di chuyển từ Lào Cai xuống Hà Nội để bay vào TP.HCM thì bị tổ công tác bắt giữ.

Liên tục từ 1/7, Công an thành phố Lào Cai cũng đã triệt phá thành công đường dây chuyên tổ chức nhập cảnh trái phép người Trung Quốc vào Việt Nam bằng cách đưa qua đò trên sông biên giới tại Bản Vược (Bát Xát – Lào Cai), bắt giữ 3 đối tượng. Sau đó, vụ án đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Lào Cai xác minh, xử lý theo thẩm quyền.

Đà Nẵng phát hiện thêm nhiều người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Tại Đà Nẵng, từ ngày 11/7, Công an Đà Nẵng kiểm tra hành chính một khách sạn ở đường Dương Tử Giang (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) và phát hiện 4 người Trung Quốc lưu trú). Sang 17/7, lực lượng chức năng lại phát hiện thêm 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và cư trú tại  khách sạn East Sea, số 55-57 Loseby, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Đến 26/7, Công an Đà Nẵng tuyên bố đã bắt được kẻ cầm đầu đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Hắn là Gao Liang Gu, còn gọi là Cao Lượng Cố, 42 tuổi, người Trung Quốc.

Tại Quảng Nam, ngày 18/7, Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra khu biệt thự nghỉ dưỡng Hà My Beach Side Villa (khối phố Hà My Đông A, phường Điện Dương) tiếp tục phát hiện 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Còn tại Quảng Ninh, ngày 25/7, cơ quan chức năng đã khởi tố và tạm giam 6 thanh niên đang cư trú tại TP Móng Cái về hành vi Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép - đón 2 người Trung Quốc. Cả nhóm sau đó sử dụng xe máy đưa người đến trung tâm thành phố Móng Cái để tìm cách tiếp tục đi sâu vào nội địa Việt Nam.

Virus corona ở ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới xâm nhập vào Việt Nam

Sáng nay, 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19.

Việt Nam phát hiện một thủy thủ người Myanmar mắc Covid-19

Phát biểu tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cần tập trung xử lý đối với 3 ổ dịch nhiễm lớn ở Đà Nẵng là 3 bệnh viện: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngay sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên mang số 416 sau 99 ngày không có ca mới trong cộng đồng, TP. Đà Nẵng và Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp ngăn chặn dịch lây lan.

Cụ thể, Đà Nẵng đã chủ động bao vây, khoanh ổ dịch. Ngành y tế tăng cường cán bộ chuyên môn, trực tiếp vào Đà Nẵng. Quân khu 5 đã huy động bộ đội hóa học khử trùng nơi có bệnh nhân nhiễm nCoV. Đà Nẵng đã chủ động giãn cách một bước như không tập trung trên 30 người, khuyến cáo làm thủ tục để khách rời Đà Nẵng. Tối qua, các hãng hàng không đã tăng cường hàng chục chuyến để đưa hành khách rời Thành phố.

Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhanh chóng triển khai các biện pháp truy vết. Bộ Công an đã tích cực xử lý vụ việc đưa người trái phép vào Việt Nam; Bộ Quốc phòng đã chủ động có biện pháp rà soát, tăng cường kiểm soát khu vực biên giới, cửa khẩu. Một số địa phương đã có biện pháp chủ động đảm bảo an toàn đối với người từ Đà Nẵng về.

Tướng Vịnh: Vừa chống Covid-19 thành công, vừa đảm bảo gìn giữ hòa bình

Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, tình hình ngày càng phức tạp, không những số ca mắc Covid-19 tăng lên mà đã phát hiện ca nhiễm virus SARS-COV-2 tại Đà Nẵng là virus chủng mới du nhập vào Việt Nam với đặc điểm là khi người bệnh bị virus này xâm nhập thì tình trạng rất nặng, phải thở máy ngay.

“Không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng ở Đà Nẵng và các địa phương khác. Nếu không có thái độ dứt khoát thì thất bại trong công cuộc này. Do đó, cuộc họp sẽ quyết định những biện pháp mạnh, đồng bộ để xử lý tình hình”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Báo cáo tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện chưa có đủ bằng chứng là bốn ca nhiễm vừa công bố ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi có cùng nguồn lây, có thể dịch đến từ nhiều nguồn và khởi phát của ổ dịch bắt đầu từ cộng đồng.

“Chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài. Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với 5 chủng SARS-CoV-2 trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước”, GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cho rằng, dịch có thể bắt đầu từ đầu tháng 7 và cho đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm và có thể còn nhiều trường hợp lây nhiễm nữa trong cộng đồng chưa được phát hiện.

Việt Nam mở cửa sau Covid-19: Khôi phục vận chuyển hàng không với Trung Quốc

Đáng chú ý, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, tại các bệnh viên có tình trạng lây nhiễm; các ca lây nhiễm có mức độc lập tương đối, chưa có điểm chung. Đáng lo ngại nhất là đang có tình trạng lây nhiễm trong đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế.

“Trong cộng đồng có nhiều trường hợp mang mầm bệnh chưa phát hiện”, Chủ tịch TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, hiện Đà Nẵng có thêm 12 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi. Hiện đang tiến hành điều tra, chờ kết quả xét nghiệm để tiếp tục công bố.

Hiện Bộ Y tế xác định một số ổ dịch tại Đà Nẵng là Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Những bệnh viên này tương tự như trường hợp bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, dịch khả năng diễn biến phức tạp, có thể lan ra các địa phương khác. Bộ Y tế Việt Nam đã đã kích hoạt các biện pháp cao nhất với đội ngũ tinh nhuệ nhất để phòng, chống dịch. Hiện Bộ Y tế đã cử 4 đội cán bộ tinh nhuệ nhất vào Đà Nẵng để hỗ trợ phòng chống dịch.

Bộ Y tế đề nghị Thành phố Đà Nẵng cần đẩy nhanh hơn các biện pháp, quyết liệt hơn, phối hợp truy được nguồn lây cộng đồng. Bộ cũng đề nghị đối với công dân đã đến và rời Đà Nẵng từ 1/7 đều cần được khai báo chính quyền địa phương và tự theo dõi, tự cách ly.

“Hiện nay, cơ quan chức năng thành phố đang tập trung rà soát cách ly các trường hợp F1 và F2. Hiện tại, các bệnh viện đã có đến 7-8 ngàn người là F1 và F2. Mở rộng điều tra con số này có thể lên đến 10 ngàn người”, lãnh đạo TP. Đà Nẵng nhấn mạnh.

Trước tình hình này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục đề cao cảnh giác với những biện pháp mạnh mẽ, không để bất ngờ xảy ra trên địa bàn cả nước. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền Thành phố Đà Nẵng phải coi việc triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch, nhất là thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ ở mức cao, là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Việt Nam có thêm 8 ca mắc Covid-19: Tất cả đều là chuyên gia Nga

Bên cạnh đó, theo người đứng đầu Chính phủ, các tỉnh lân cận, miền Trung đều phải có biện pháp chủ động ứng phó. Hà Nội và TP.HCM cũng phải có phương án cụ thể vì có thể khách du lịch từ hai Thành phố này đi nghỉ ở Đà Nẵng về đông.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương triển khai xét nghiệm bằng các loại kit thử mà Việt Nam sản xuất, bảo đảm đầy đủ kit thử, trang thiết bị y tế và những điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng ứng phó với các diễn biến của dịch bệnh.

Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam
“Chúng ta vừa phải dập dịch nhanh, vừa giữ xã hội ổn định và phát triển nên phải có những quyết định rất chính xác. Vai trò của lực lượng điều tra dịch tễ học, phối hợp với công an, quân đội để xác định nhanh nhất nguồn lây, véc-tơ truyền bệnh là vô cùng quan trọng. Tinh thần là chống dịch như đánh trận, quyết liệt nhưng phải bình tĩnh, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.
Thảo luận