Coronavirus ở Đà Nẵng: Đợt bùng phát sau chót hay là bắt đầu thời kỳ mới? Đột nhiên lại phát bệnh

Việt Nam đang được thế giới ngưỡng mộ vì thành công độc đáo trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus. Trên địa bàn cả nước không có người nào tử vong vì Covid-19 và trong vòng 100 ngày không ghi nhận ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng.
Sputnik

Thế rồi đột nhiên vào tối ngày 27 tháng 7, được rõ có 11 trường hợp mới mắc bệnh và đến sáng 29 tháng 7 – thêm 8 người khác, tất cả đều ở bệnh viện Đà Nẵng. Chế độ giãn cách xã hội được công bố trong thành phố, cư dân chỉ được phép đến chỗ làm và cửa hàng, đóng cửa tất cả các cơ sở giải trí, huỷ các chương trình lễ hội và vui chơi đại chúng. Các chuyến bay vội vã đưa ra khỏi Đà Nẵng hàng ngàn khách du lịch, vốn từ khắp các tỉnh thành trong nước đổ về đây nghỉ ngơi tham quan.

Tái bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam: Vỡ trận sẽ không kịp trở tay

Ở các thành phố khác tổ chức xét nghiệm tích cực cho những người đến từ Đà Nẵng. Trên biên giới Việt-Trung tăng cường hoạt động chống các đối tượng nhập cư bất hợp pháp.

Báo chí loan tin rằng các bác sĩ Việt Nam đã nhận diện được chủng virus đang gây bệnh hiện tại và gửi mẫu cho các tổ chức quốc tế. Đó là chủng Covid-19 thứ sáu tại Việt Nam, và theo các chuyên gia y học của đất nước, virus này có nguồn gốc từ nước ngoài xâm nhập vào địa bàn và dễ lây nhiễm hơn các loại khác trong khi độc lực không hề giảm. Nhưng điều này còn phải được chứng minh.

Coronavirus nham hiểm khó lường

«Một đặc điểm của coronavirus gây dịch Covid-19 là thời gian ủ bệnh kéo dài hơn so với các bệnh khác với đường hô hấp do virus, cũng như tính chất diễn biến bệnh không bộc lộ triệu chứng, - bà Lyudmila Novikova, chuyên gia hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Sinh-Hóa thuộc ĐHTH Quốc gia Matxcơva nhận xét. Trong vòng từ 5 đến 14 ngày trước khi phát bệnh, người mắc coronavirus đã là đối tượng mang mầm bệnh nhưng vẫn cảm thấy khỏe mạnh, họ đi lại tự do, giao lưu với số lượng lớn người và virus phát tán lây nhiễm cho những người tiếp xúc. Đây có thể là trường hợp tại Bệnh viện Đà Nẵng, nơi một số người mang mầm bệnh là mấy y bác sĩ tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, nhưng bản thân họ mắc bệnh mà không hề có triệu chứng nên không nhận biết».
Coronavirus ở Đà Nẵng: Đợt bùng phát sau chót hay là bắt đầu thời kỳ mới? Đột nhiên lại phát bệnh

Thời điểm hiện tại chưa có thông tin khoa học đã qua kiểm chứng hoàn toàn đáng tin cậy về loại coronavirus này, TSKH Sinh học Lyudmila Novikova lưu ý. Chưa biết chính xác về cả nguồn gốc lẫn cách điều trị bệnh do coronavirus. Cần tập hợp số liệu thống kê lớn về sự phát triển đại dịch trên thế giới, tiến hành những nghiên cứu khác nhau trong phòng thí nghiệm.

WHO bình luận về sự xuất hiện chủng COVID-19 mới tại Việt Nam

Khoảng thời gian trôi qua để đi đến kết luận rốt ráo chưa phải là nhiều – tổng cộng chỉ mới sáu tháng. Dự đoán của nhiều chuyên gia về thời điểm phân hoá suy yếu sức tấn công của dịch bệnh đã không thành hiện thực. Không giống như dịch cúm theo mùa, đạt đỉnh mạnh và giảm nhanh, chúng ta thấy ở đây dịch bệnh lên đỉnh đột ngột và thoái trào rất chậm chạp, giảm dần dần. Thêm vào đó, ở nhiều nước tưởng đã ổn nhưng chỉ sau khi đã dỡ bỏ các biện pháp cách ly thì lại xảy ra đợt dịch bệnh bùng phát mới. Do đó, xét nghiệm đại trà cho cư dân là rất cần thiết. Một số bác sĩ và chuyên gia nói rằng Covid-19 cuối cùng sẽ suy yếu và biến thành loại cúm với dịch theo mùa. Nhưng cần nhấn mạnh rằng bệnh cúm mọi năm không gây tổn hại như vậy cho các cơ quan khác nhau, không như coronavirus xâm nhập phá hỏng từ phổi đến tế bào thần kinh, màng nhầy và mạch máu.

RNA biến đổi

Coronavirus ở Đà Nẵng: Đợt bùng phát sau chót hay là bắt đầu thời kỳ mới? Đột nhiên lại phát bệnh

Hiện giờ các nước khác nhau đang tích cực xúc tiến công việc tạo ra vaccine ngừa và thuốc chống Covid-19. Nhưng ở đây có một vấn đề nghiêm trọng. Virus này thuộc nhóm virus trong đó thông tin truyền đạt bởi phân tử RNA. Virus phóng RNA của nó vào tế bào người, rồi ở đó nó tích hợp vào protein và bắt đầu kiến tạo theo cách riêng. Nhưng RNA của virus này khi sao chép nhân bản thường gây ra lỗi, dẫn đến hệ quả là có đột biến virus, tức là xuất hiện một chủng mới. Thông thường sự tích tụ các lỗi dẫn đến suy giảm hoạt tính của virus, nhưng về mặt lý thuyết có thể xảy ra là sự đột biến sẽ dẫn đến tổng hợp một loại protein với độc lực mạnh hơn gây hại nhiều hơn cho tế bào so với tiền thân của chính nó. Tính đột biến thường xuyên của virus là khó khăn trở ngại chính trong quá trình tạo ra vaccine, bởi có thể tạo được vaccine nhằm chống một chủng virus nhưng nó lại biến đổi ngay vào thời điểm đó. Do vậy trong tiến trình này người ta đang sử dụng cả các thành tố vaccine chống các loại virus khác có vùng RNA chung với loại xuất phát, chuyên gia Lyudmila Novikova giải thích.

Thảo luận