Các nhà khoa học phát hiện khối u ở con khủng long sống cách đây 76 triệu năm

MOSKVA (Sputnik) - Nhóm các nhà khoa học từ Đại học McMaster của Canada và Bảo tàng Hoàng gia Ontario đã phát hiện trong xương con khủng long sống cách đây 76 triệu năm có khối u ác tính. Cổng thông tin khoa học Eurekalert cho biết điều này, dẫn nguồn tư liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Oncology.
Sputnik
"Cho đến nay, vẫn chưa thể chẩn đoán dạng ung thư ác tính như vậy ở khủng long, cần phải kiểm tra y tế và phân tích nhiều cấp... Ở đây lần đầu tiên chúng tôi thấy những dấu hiệu rõ ràng của bệnh ung thư xương tiến triển ở con khủng long có sừng sống cách đây 76 triệu năm – trường hợp rất thú vị", - cổng thông tin dẫn tuyên bố của nhà nghiên cứu Mark Crowter.

Dấu hiệu ung thư xương ở khủng long

Xương được tìm thấy vào năm 1989 ở tỉnh Alberta, được lưu giữ trong Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell. Nghiên cứu xương này trong bảo tàng, các nhà khoa học nghi ngờ chẩn đoán ban đầu, theo đó, sự tăng trưởng và chấn thương bất thường là dấu vết sinh ra vết nứt đã lành. Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính, phân tích xương ở cấp độ tế bào, tái tạo ba chiều và so sánh với mức độ tiến triển của ung thư xương ở người, các nhà khoa học chứng minh rằng khủng long bị mắc bệnh xương khớp.

Phát hiện nguyên nhân mới khiến khủng long tuyệt chủng
Nhà nghiên cứu David Evans cho biết: "Ung thư có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc... và khiến loài khủng long trở nên yếu ớt trước loài Tyrannosaurus Rex đáng gờm. Có khả năng việc sống trong một đàn lớn có thể bảo vệ lẫn nhau đã giúp loài khủng long ăn cỏ này sống lâu hơn".

Cần lưu ý rằng, rất có thể, con khủng long đã chết không phải vì bệnh, mà cùng với các thành viên khác trong đàn chết do hậu quả của trận lụt.

"Thiết lập mối liên hệ giữa bệnh tật của người và các bệnh trong quá khứ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa và di truyền các bệnh khác nhau", - cổng thông tin lưu ý.
Thảo luận