Điều này được nêu trong bản tin khoa học đăng trên trang Phys.org.
Các nhà nghiên cứu lập mô hình ảnh hưởng của các chất như lưu huỳnh, bụi và bồ hóng phát ra từ vụ va chạm của thiên thể đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Kết quả cho thấy, tình trạng nhiệt độ không khí hạ thấp rất nghiêm trọng, nhưng không đủ để xảy ra tuyệt chủng hàng loạt. Tuy nhiên, việc phát thải bồ hóng do cháy rừng trên diện rộng có thể khiến bầu trời gần như không để ánh sáng mặt trời lọt qua được, khiến hiện tượng quang hợp bị gián đoạn trong hơn một năm. Do đó, khủng long ăn cỏ gặp phải tình trạng khủng hoảng thiếu thức ăn nghiêm trọng, và từ đó chuỗi thức ăn bị phá vỡ.
Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được điều gì sẽ xảy ra do hậu quả của mùa đông hạt nhân nếu diễn ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí hạt nhân.
Việc tiểu hành tinh va chạm vào Trái Đất ở Chiksulub đã đưa những đám mây đất đá nóng chảy bốc cao lên các tầng khí quyển phía trên của Trái đất, gây ra tình trạng cháy rừng trên toàn cầu. Những chất phát thải do cháy tạo ra một tầng mây bụi ngăn ánh sáng mặt trời lọt qua và làm nhiệt độ trung bình trên Trái đất giảm đi khoảng 26 độ C.