Chuyên gia lý giải vì sao phương Tây có thái độ tiêu cực với vắc xin Sputnik V của Nga

Moskva (Sputnik) - Đại dịch coronavirus đã cho thấy các quốc gia khó đoàn kết và tương trợ lẫn nhau như thế nào và sự cạnh tranh toàn cầu gần đây đã phát triển ra sao, khiến cho họ có thái độ chỉ trích đối với Nga, nước đã công bố đăng ký vắc xin chống COVID-19 đầu tiên trên thế giới.
Sputnik

Ông Andrey Bystritsky, Chủ tịch Hội đồng Quỹ Câu lạc bộ Valdai cho biết.

Bộ Ngoại giao Nga: Hơn 20 quốc gia quan tâm đến vắc xin chống COVID-19 của Nga

Tại sao một số quốc gia chỉ trích vắc xin Nga?

"Thế giới hiện đại đang có thái độ tiêu cực đối với nhau. Cạnh tranh toàn cầu vừa mới gia tăng trong thời gian gần đây. Nhìn chung, đại dịch coronavirus đã cho thấy sự đoàn kết, gắn bó và tương trợ lẫn nhau ở các nước hiện đại thể hiện khó khăn như thế nào. Liên minh Châu Âu thậm chí đã phải nỗ lực rất nhiều để đạt được thỏa thuận về hỗ trợ tài chính. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên trước thực tế là sự chỉ trích nghiêm trọng như vậy được thể hiện đối với vắc xin chống coronavirus của Nga. Đây là bản chất chung của thế giới hiện đại", chuyên gia lưu ý.

Đồng thời, theo ông, Nga thường xuyên bị tấn công và trong nhiều trường hợp "chỉ vì thành kiến ​vô căn cứ."

"Sự chỉ trích lẫn nhau này phản ánh mức độ cạnh tranh rất cao", người đối thoại với Sputnik lý giải.

Ông cũng lưu ý rằng cạnh tranh lớn đi kèm với số tiền lớn. Theo chuyên gia, chi phí vắc-xin và quy trình tiêm chủng tương đương với ngân sách của các nước lớn hoặc thậm chí một số nước.

Theo người đối thoại với Sputnik, đại dịch đã cho thấy "khả năng cực kỳ thấp của các nước trong việc tập hợp, đoàn kết và hành động phối hợp", điều mà trước hết liên quan đến lãnh đạo các quốc gia và giới tinh hoa. Theo ông, hiện giờ vẫn còn một số vấn đề quan trọng liên quan đến vắc xin.

Trung tâm Gamaleya phản hồi những lời chỉ trích ở nước ngoài về vắc xin COVID-19

Mốt đổ lỗi cho nước Nga vì tất cả mọi việc

"Có những quốc gia giàu và nghèo, có sự phân tầng rất lớn giữa người giàu và người nghèo. Rõ ràng là một số người có thể dễ dàng tiếp cận vắc xin, những người khác thì có cơ hội ít hơn. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Sự phối hợp nỗ lực trên thế giới liên quan đến phân phối vắc xin sẽ như thế nào? Giấy phép vắc xin sẽ được cấp ra sao? Có cơ chế chung nào trên toàn cầu để thử nghiệm các loại vắc xin này không? Đó là lĩnh vực rất lớn cho hợp tác quốc tế. Và có vẻ như sự hợp tác này vẫn chưa diễn ra" - chuyên gia kết luận.

Vaccine đăng ký đầu tiên trên thế giới

Hôm thứ Ba, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới có chức năng phòng ngừa lây nhiễm coronavirus mới (COVID-19), là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên N.F. Gamaleya cùng với Quỹ Đầu tư Nga trực tiếp phối hợp điều chế. Vaccine mới được đặt tên là «Sputnik V». Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko tuyên bố rằng vaccine này sẽ được sản xuất tại hai cơ sở - Trung tâm Gamaleya và nhà máy «Binnopharm».

Chuyên gia lý giải vì sao phương Tây có thái độ tiêu cực với vắc xin Sputnik V của Nga
Thảo luận