Nhà virus học Serbia: Tôi sẵn sàng tiêm vắc xin của Nga. Họ có những chuyên gia tuyệt vời

Theo Ana Gligic, một trong những nhà virus học hàng đầu của Serbia, loại vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được đăng ký tại Nga là hiệu quả và an toàn, và không có lý do gì để nghi ngờ tính kỹ lưỡng trong quá trình thử nghiệm cũng như trình độ và kinh nghiệm của các nhà sinh học phân tử của Nga.
Sputnik

Ana Gligic nói rằng, cô đã sẵn sàng tiêm loại vắc-xin của Nga.

Ana Gligic, người Serbia, là một trong những nhà virus học hàng đầu thế giới.

Đầu tiên trên thế giới: vắc-xin Nga trên cơ sở các nền tảng đã được nghiên cứu trong 40 năm qua

Cô đã giữ chức vụ Trưởng Phòng Thí nghiệm tại Viện Virus học, vắc-xin và huyết thanh "Torlak" ở Belgrade khi trận dịch đậu mùa bùng phát ở Nam Tư vào năm 1972, cô đã lãnh đạo một nhóm chuyên gia phân lập được virus, cô đã tham gia tích cực vào cuộc chiến chống lại virus Marburg thậm chí còn nguy hiểm hơn, và cũng đã phân lập được nó.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, cô Gligic lưu ý rằng, cô đã có cơ hội để đích thân xác minh tính chuyên nghiệp của các nhà sinh học phân tử Nga ở cả Matxcơva và Mỹ. Theo cô, điều rất quan trọng là một loại adenovirus “đã bị tiêu diệt” được sử dụng làm chất mang trong vắc-xin Nga.

Theo nhà viirus học Gligic, nếu một loại adenovirus sống được chọn làm vật mang mầm bệnh, nó có thể gây ra những biến chứng sau khi tiêm chủng, vì thế cô đã thở phào nhẹ nhõm khi biết tin rằng, vắc xin này dựa trên các protein của adenovirus đã "bị giết".

"Tôi biết rằng, cho đến nay adenovirus không gây ra biến chứng gì, không có gì đáng lo ngại. Đây là một loại virus phổ biến nhưng rất yếu. Chắc là trên thế giới này không có người nào chưa tiếp xúc với nó. Chất mang chứa những mảnh virus đó sẽ tạo ra khả năng miễn dịch. Adenovirus như một chất mang giúp đưa vào cơ thể các thành phần của coronavirus có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể", - cô Gligic giải thích.

Theo thông tin từ các chuyên gia Nga, tham gia thử nghiệm vắc xin này đã có 38 tình nguyện viên, và số lượng nhỏ này đã làm dấy lên nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin. Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với Sputnik, chuyên gia Serbia cho biết rằng, cô không phải là người ủng hộ một lượng lớn đối tượng khi thử nghiệm vắc-xin.

Trung tâm Khoa học Nga "Vector" bắt đầu giai đoạn thử nghiệm thứ hai vắc xin chống coronavirus
"Cần phải lấy các mẫu lưu và mẫu thử để kiểm nghiệm, xác định liều tối ưu lý tưởng. Chúng tôi đang thử nghiệm trên hàng nghìn người, nhưng điều này là không cần thiết. Số lượng mẫu lớn - khả năng xảy ra nhiều sai sót", - cô Gligic giải thích.

Theo cô, số lượng mẫu có thể lớn hơn. Cô tin chắc rằng, các chuyên gia Nga không hạn chế bởi 38 đối tượng thử nghiệm. Gligic cho rằng, việc phát triển vắc-xin phòng chống coronavirus là kết quả nối tiếp của dự án phát triển vắc-xin ngừa SARS vốn đã bị đóng băng vì dịch SARS đã được đẩy lùi, nhưng một số tình nguyện viên đã tham gia thử nghiệm vắc-xin này.

Cô Gligic giải thích rằng, không giống như các vắc-xin cổ điển, vắc-xin phòng chống coronavirus của Nga sử dụng virus mang mầm bệnh, đây là loại vắc-xin biến đổi gen.

Cô Gligic nói, vắc-xin cổ điển được sản xuất bằng cách sử dụng chủng virus gây bệnh đã giảm độc lực. Loại vắc xin này được gọi là vắc xin sống giảm độc lực.

"Vắc xin sống có hiệu quả nhất, nhưng, sau khi tiêm chủng vắc xin sống, virus giảm độc lực có thể gây bệnh trong cơ thể sinh vật bị suy yếu. Khi phát triển những loại vắc xin như vậy, cần phải thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm vắc xin trên nhiều người. Trong quá trình phát triển vắc xin sống, có một giai đoạn khi các đối tượng thử nghiệm bị nhiễm virus để xem liệu các kháng thể cần thiết có được tạo ra hay không, để không gây bệnh cho đối tượng thử nghiệm", - cô Gligic giải thích với Sputnik.

Chuyên gia Gligic cho biết, phải mất ít nhất hai đến ba năm để thử nghiệm vắc-xin sống, trong khi các loại vắc-xin tương như vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga có thể được phát triển nhanh chóng.

Nga bắt đầu sản xuất vắc-xin chống coronavirus
"Quy trình sản xuất rất đơn giản; bạn chỉ cần chèn các thành phần của virus để xem vắc xin hoạt động như thế nào, sau đó tiêm vắc xin vào động vật. Nếu cơ thể của động vật thử nghiệm phát triển khả năng miễn dịch, bạn có thể tiêm thử trên người. Đây là một quy trình quen thuộc đối với các nhà sinh học phân tử", - cô Gligic nói.

Cô Gligic nhận xét rằng, thông tin về việc 200 triệu liều vắc-xin phòng virus COVID-19 là con số mà Nga hy vọng sẽ sản xuất kịp trước cuối năm 2020 là khá thực tế. Chuyên gia Serbia lưu ý rằng, Nga có đủ năng lực sản xuất để thực hiện nhiệm vụ này.

"Tôi đã làm việc ở Nga trong năm 1976, đã tham dự nhiều hội thảo khoa học. Các chuyên gia Nga thật tuyệt vời!", - Ana Gligic kết luận.
Thảo luận