Việt Nam nhập vaccine Covid-19: Bao giờ người dân được tiêm?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dù nhập vaccine (vắc-xin) Covid-19 ở nước ngoài về, Việt Nam chắc chắn vẫn phải thử nghiệm trên người để đảm bảo hiệu lực, an toàn.
Sputnik

Việt Nam cần tiếp tục siết chặt “hệ thống phòng thủ”, không để dịch bệnh xâm nhập vào cơ quan công quyền, cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học, giao thông công cộng, nhất là các điểm xung yếu.

Bộ Y tế Việt Nam chiều 18/8 ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19 mới, trong đó thêm 4 người ở Đà Nẵng và hai ca nhập cảnh về từ Guinea Xích đạo, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 989 bệnh nhân.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết ổ dịch Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát. Những ngày gần đây số ca mắc giảm dần. Các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung cũng đang tăng cường truy vết, xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

Thêm 6 ca nhiễm coronavirus mới

Chiều 18/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thông tin cho biết trong ngày đã ghi nhận thêm 6 ca mắc mới Covid-19, trong đó 04 ca trong nước tại Đà Nẵng và 02 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh (1 tại Khánh Hoà và 1 tại Hà Nội). Như vậy, đến nay Việt Nam có 989 bệnh nhân.

Việt Nam có nên mở lại đường bay quốc tế khi dịch Covid-19 còn phức tạp?

Tính đến 18h ngày 18/8, Việt Nam đã ghi nhận tất cả 649 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến ổ dịch bùng phát tại Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 509 ca.

Tính từ 6h sáng đến 18h chiều ngày 18/8, có thêm 06 ca mắc mới, trong đó có 02 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Bệnh nhân số 984 tại Khánh Hoà: là nam, 45 tuổi, có địa chỉ tại phường Nghĩa Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Trước đó ngày 07/8, bệnh nhân từ Đài Loan về Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VJ2849, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Khánh Hoà đã lấy mẫu bệnh phẩm bệnh nhân gửi ra Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, kết quả xét nghiệm lần 2 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hoà.

Bệnh nhân số 985-988 tại Đà Nẵng: các bệnh nhân này có độ tuổi từ 30-65 tuổi, gồm 1 ca là người chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng; 1 ca là tiểu thương chợ Đầu mối Hoà Cường, quận Hải Châu; 1 ca tại quận Hải Châu, 1 ca tại quận Hoà Vang (đang tiếp tục điều tra).

Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Bệnh nhân số 989 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội: là nam, 35 tuổi, có địa chỉ tại Sơn Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Bình. Ngày 29/7, bệnh nhân từ Guinea Xích Đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6, được cách ly ngay, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Kết quả bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 87.672 người, trong đó có 3.395 người được cách ly tập trung tại bệnh viện, 59.766 người được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú, và 24.511 người được cách ly tập trung tại các cơ sở khác.

Hôm nay, Việt Nam có tới 59 bệnh nhân khỏi bệnh

Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày hôm nay đã có đến 59 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trong số đó:

“Ổ dịch” Covid-19 ở Hải Dương diễn biến phức tạp

19 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cở sở 2, đó là các bệnh nhân số 364, 527, 528, 529, 530, 531, 532, 533, 534, 535, 538, 539, 540, 541, 542, 543, 545, 546 và 670

23 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, là các bệnh nhân số 457, 490, 505, 554, 584, 586, 606, 633, 657, 686, 690, 694, 724, 726, 732, 733, 734, 735, 757, 766, 770, 784 và 825

5 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, bao gồm các bệnh nhân số 433, 622, 643, 773 và 834

6 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Quảng Nam, là các bệnh nhân số 519, 549, 551, 563, 564 và 616

6 bệnh nhân tại Bệnh viên Trung ương Huế, là các bệnh nhân số 523, 476, 507, 481, 483 và 452

Như vậy, đến thời điểm này đã có 526/989 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 53,19% tổng số bệnh nhân.

Đà Nẵng: Thêm 7 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện

Tính đến chiều ngày 18/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 35 ca. Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 35 ca. Số ca âm tính lần 3 là 30 ca.

Đến nay, đã có 25 trường hợp từ vong liên quan đến Covid-19 được ghi nhận. Hầu hết các trường hợp tử vong tại Việt Nam đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Dịch Covid-19 ở Đà Nẵng đã được kiểm soát

Ngày 18/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 đã họp triển khai công tác phòng chống dịch dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo khẳng định các biện pháp ứng phó với ổ dịch ở Đà Nẵng đã phát huy hiệu quả.

Bộ Y tế công bố 11 ca mắc Covid-19 mới

Bộ Y tế đã có báo cáo chi tiết về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam cùng với đó là nhận định dịch bệnh trên thế giới hiện vẫn đang tiếp tục tăng nhanh, chưa có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt là làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát tại các nước sau khi mở cửa trở lại.

Bộ Y tế cho hay, việc một số nước tuyên bố sản xuất thành công vắc-xin Covid-19 là tín hiệu tích cực ban đầu, tuy nhiên, đây chưa phải là yếu tố giúp thế giới đẩy lùi ngay đại dịch do coronavirus ngay lập tức.

Tại cuộc họp hôm nay 18/8, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng tại Việt Nam là hiện hữu và phải đặc biệt lưu ý, tiếp tục nâng mức cảnh báo ở các địa phương, nhất là những đô thị lớn, nơi tập trung đông người, mật độ dân số cao.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng lo ngại vì nhiều địa phương còn có tâm lý chủ quan, lơ là. Bộ yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải nâng cao cảnh giác để có thể phát hiện sớm ca lây nhiễm trong cộng đồng, kịp thời có biện pháp ứng phó, tránh để dịch bệnh lây lan, xâm nhập.

Đối với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, Ban Chỉ đạo khẳng định các biện pháp ứng phó với ổ dịch ở Đà Nẵng đã phát huy hiệu quả.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết ổ dịch Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát. Số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây. Hiện tại, các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung cũng đang tăng cường truy vết, xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

Hải Dương đẩy cao mức độ phòng, chống dịch Covid-19

Ông Nguyễn Thanh Long lưu ý, trong những ngày gần đây, đã nổi lên ổ dịch ở tỉnh Hải Dương với ca nhiễm đầu tiên ghi nhận ở quán “Thế giới bò tươi”. Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán từ khoảng ngày 25-27/7, cùng chủng virus ở Đà Nẵng. Từ địa điểm này dịch lây lan ra cộng đồng. Hiện đã ghi nhận tổng số 11 trường hợp mắc Covid-19. Trong những ngày tới có thể có thêm ca nhiễm mới.

Hải Dương đã hành động quyết liệt sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Bộ Y tế cũng cử đoàn hỗ trợ, phối hợp với các địa phương khẩn trương truy vết thật nhanh, khoanh vùng, dập dịch.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phát biểu tại cuộc họp cho biết, ổ dịch ở Hải Dương xuất phát từ không gian mở (nhà hàng), rất khó kiểm soát người đến, người đi do vậy cần tiến hành đánh giá cụ thể, rút ra bài học để các địa phương thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh tại những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm, phát tán dịch bệnh cao.

Bên cạnh các giải pháp y tế, cần triển khai các biện pháp cộng đồng phù hợp, giảm áp lực cho ngành y tế.

Ông Vinh cũng đánh giá vừa qua Bộ Y tế đã triển khai rất hiệu quả các biện pháp về đào tạo, hỗ trợ, chi viện nhân lực kỹ thuật cao cho địa phương và đề nghị cần tiếp tục phát huy thực hiện tốt giải pháp này, tiến hành rà soát lại, củng cố đội ngũ các “tổ đặc nhiệm” để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống nảy sinh.

Cơ sở tư nhân chưa được phép xét nghiệm Covid-19?

Tại cuộc họp, các đại biểu nhấn mạnh, các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ đối tượng người nhập cảnh, nhất là chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Ninh Thuận: 232 công dân về từ Malaysia âm tính với Covid-19

Đồng thời, các địa phương cần tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc để bảo đảm trang thiết bị máy móc sinh phẩm vật tư y tế, nâng cao năng lực xét nghiệm, truy vết, đảm bảo hiệu quả tiết kiệm.

Về công tác xét nghiệm, từ 25/7 đến nay, sau hơn 3 tuần, lượng xét nghiệm chúng ta đã thực hiện bằng tổng 6 tháng trước đây với 785.000 mẫu đã thực hiện. Số lượng này ngày càng tăng. Ngoài ra, nếu lượng xét nghiệm trong các cơ sở điều trị trước đây chỉ chiếm 10% (chủ yếu là ở cộng đồng hay khối dự phòng), nhưng nay có xu hướng tăng, riêng ngày hôm qua tăng lên 40%. Với sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, các cơ sở điều trị đã làm xét nghiệm để nâng cao mức độ cảnh giác.

Bộ Y tế cho hay tới đây sẽ chỉ đạo tất cả các bệnh viện, đặc biệt tại các bệnh viện Trung ương sẽ lập các labo có khả năng, năng lực xét nghiệm lớn, giúp tăng cường hỗ trợ địa phương trong trường hợp địa phương phát hiện dịch.

“Bài học từ Đà Nẵng cho thấy, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ, kịp thời của trung ương cho khối xét nghiệm địa phương, công suất xét nghiệm của thành phố này được nâng lên rất lớn, hoàn toàn chủ động xét nghiệm diện rất rộng”, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.

Về việc gần đây xuất hiện tình trạng cơ sở y tế tư nhân tổ chức dịch vụ xét nghiệm coronavirus, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định đây là hoạt động không được phép.

Các bệnh viện, cơ sở y tế đủ điều kiện xét nghiệm phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các địa phương phải quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm

Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 23 do bệnh lý nền nặng và Covid-19

Tại cuộc họp, các chuyên gia và nhiều đại biểu nêu kinh nghiệm quản lý một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại các nước và trong bối cảnh dịch còn kéo dài cần thực hiện mạnh hơn một số giải pháp kỹ thuật nhằm xác định, định vị người có nguy cơ để phục vụ việc truy vết và thực hiện chiến lược xét nghiệm có hiệu quả.

Cũng trong cuộc họp hôm nay, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy vết các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm hiệu quả. Do đó, các chuyên gia kiến nghị Ban Chỉ đạo thống nhất giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, trao đổi, thống nhất các nội dung về kỹ thuật, pháp lý, cơ chế kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành quy định mang tính bắt buộc chủ thuê bao di động cài đặt các ứng dụng (khai báo y tế điện tử, NCOVI, Bluezone) trên điện thoại thông minh (theo lộ trình phù hợp) để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, cũng cân nhắc đến giải pháp của một số nước tiên tiến sử dụng vòng điện tử để theo dõi và truy vết các trường hợp nghi ngờ.

Bao giờ người dân mới được tiêm vaccine Covid-19?

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, một trong những yếu tố quyết định thành công của giai đoạn đầu là Việt Nam đã chống dịch "bằng tất cả giải pháp tổng hợp, từ chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động, nêu gương cho đến xử phạt, đã huy động được mọi người dân thực sự vào cuộc chủ động phòng, chống dịch vì mình, vì người thân và toàn xã hội.

Việt Nam nhập vaccine Covid-19: Bao giờ người dân được tiêm?
“Thời gian qua do thực tế chúng ta kiểm soát được dịch bệnh tốt dài ngày cho nên có tâm lý lơi lỏng. Bây giờ là lúc phải nhìn vào thực tế dịch bệnh còn kéo dài, ít nhất một năm nữa vaccine mới có thể đến với mọi người. Chúng ta phải tăng cường các giải pháp để thực sự chung sống an toàn trong dịch bệnh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Về vấn đề vắc-xin chống Covid-19, PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam cho rằng, khi nhập vaccine ở nước ngoài, Việt Nam “chắc chắn vẫn phải thử nghiệm trên người để đảm bảo hiệu lực, an toàn”. Thông thường quy trình này kéo dài từ 6 tháng đến một năm, thậm chí một vài năm trước khi được tiêm chủng rộng rãi.

Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã phát triển đến đâu?

Theo vị chuyên gia, kỹ thuật sản xuất vaccine phụ thuộc năng lực của các quốc gia và các nhà sản xuất.

“Về cơ bản, phải thực hiện trong phòng thí nghiệm, tiêm ở động vật, ra thực tiễn phải áp dụng trên người nhóm nhỏ, nhóm lớn. Việc đánh giá thử nghiệm lâm sàng trên người cũng phải qua nhiều giai đoạn. Ngoài tính an toàn, hiệu lực, phải tính xem có ứng dụng được trên thực tế hay không. Chưa kể, đối tượng người ở châu lục này có thể khác đối tượng người châu khác, chủng tộc khác”, ông Phu phân tích.

Do đó, trước khi có vắc-xin hữu hiệu hoặc thuốc đặc trị coronavirus, các chuyên gia nhấn mạnh cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong  thời gian dài.

Việt Nam cần tiếp tục siết chặt “hệ thống phòng thủ”, không để dịch bệnh xâm nhập vào cơ quan công quyền, cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học, giao thông công cộng, nhất là các điểm xung yếu như bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, cơ sở bảo trợ xã hội.

Thảo luận