Việt Nam có nên mở lại đường bay quốc tế khi dịch Covid-19 còn phức tạp?

© Ảnh : Trần Lê Lâm - TTXVNCác hành khách được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào làm thủ tục tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
Các hành khách được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào làm thủ tục tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tồn tại nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã có kiến nghị lên Chính phủ về việc mở lại các đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được Covid-19.

Có quan điểm cho rằng, quyết định mở lại đường bay quốc tế trong lúc Việt Nam và thế giới vẫn chưa kiểm soát hết dịch do coronavirus gây ra là khá mạo hiểm vì còn rất nhiều nguy cơ tiểm ẩn lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Kiến nghị mở lại đường bay quốc tế đến Việt Nam

Vừa mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã có kiến nghị lên Chính phủ về việc mở lại các đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được Covid-19.

Các nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8

Bên cạnh việc mở lại đường bay quốc tế, cuối tuần trước hiệp hội này cũng kiến nghị Thủ tướng ban hành quy trình phòng chống dịch và kiểm soát lây nhiễm trong vận tải hàng không. Dựa trên đó, Chính phủ sẽ cho phép khách du lịch nhập cảnh nếu họ đáp ứng được những yêu cầu phòng, chống dịch.

Một số cơ chế khác được hiệp hội đề xuất như: cho phép các hãng hàng không được vay gói tín dụng 25.000 – 27.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 3-4 năm, kéo dài thời gian miễn giảm phí dịch vụ hàng không đến hết năm 2021, giảm 70% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong 6 tháng, để không ảnh hưởng các chuyến bay.

Đại dịch do coronavirus ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không, du lịch và dịch vụ của Việt Nam. Theo lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, dù đã cắt giảm chi phí, bán bớt tàu bay, giảm lương cán bộ, nhân viên, giảm giá vé, các hãng hàng không của Việt Nam vẫn sụt giảm doanh thu nghiêm trọng, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực.

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến doanh thu cả năm nay giảm một nửa, còn khoảng 50.000 tỷ đồng và lỗ khoảng 13.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính quý II, Vietjet Air chỉ đạt doanh thu 1.970 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm trước do Coivd-19, âm 1.122 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhận định về đề xuất này, ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Hàng không Việt Nam cho hay, Cục đã làm việc với nhà chức trách một số quốc gia kiểm soát được dịch và bàn thảo một số quy định để phòng ngừa.

Máy bay của hãng hàng hàng không Vietnam Airlines đậu tại sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc đang bàn các quy trình về mở lại đường bay

Ông Thắng cho hay, một số nước đã đồng thuận mở đường bay đến Việt Nam, thống nhất nguyên tắc hành khách nhập cảnh vẫn phải cách ly và xét nghiệm Covid-19. Chính vì vậy, việc này phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận của các cơ sở cách ly cũng như năng lực của ngành y tế trong nước.

“Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch sẽ quyết định thời điểm mở đường bay quốc tế và đưa ra quy định như thu phí cách ly, quy trình kiểm soát dịch với khách du lịch”, Cục trưởng Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Đinh Việt Thắng, từ giữa tháng 7, Cục Hàng không Việt Nam cũng từng kiến nghị mở một số đường bay quốc tế theo mô hình “di chuyển nội khối” nghĩa là các quốc gia cho phép nhập cảnh đối với công dân nước mình và thương gia, chuyên gia kỹ thuật, sinh viên.

Đồng thời, khi nhập cảnh, người dân phải cách ly ngay sau khi nhập cảnh trong thời gian 14 ngày tại gia đình hoặc cơ sở lưu trú do chính quyền chỉ định (có thu phí). Việc tự cách ly tại gia được chính quyền kiểm soát chặt bằng công nghệ.

Về các đề xuất miễn giảm phí của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không kéo dài hết năm 2021, ông Thắng cho rằng, hiện nay các hãng đã được miễn, giảm phí nhiều dịch vụ hàng không đến hết năm 2020.

“Đến cuối năm nay, các cơ quan sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh để có các phương án hỗ trợ tiếp theo cho các hãng hàng không”, ông Thắng cho biết.

Bộ GTVT lên tiếng về kiến nghị mở lại đường bay quốc tế

Trước kiến nghị mở lại đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được dịch Covid-19 của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn trao đổi với TTXVN khẳng định, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện trở lại cộng đồng, Bộ GTVT đã xây dựng phương án các chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam và đề nghị cho mở từ 1/8/2020.

Những hành khách trên chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines từ Hải Phòng hạ cánh tại Cần Thơ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam muốn khôi phục đường bay, nhưng Trung Quốc chưa đồng ý

Tuy nhiên, vì đại dịch bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp nên Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT hoàn thiện lại phương án này và xin ý kiến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng.

“Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang đôn đốc Cục Hàng không Việt Nam trình phương án cho phép chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam để xin ý kiến các bộ, ngành”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn khẳng định.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết thêm, hiện Bộ Giao thông Vận tải không dừng các chuyến bay thường lệ quốc tế mà chỉ chưa cho chở khách nhập cảnh vào Việt Nam do các khu cách ly tập trung ở Việt Nam hạn chế. Đồng thời cũng là để sẵn sàng cho phương án cách ly của các vùng dịch.

Có nên mở lại đường bay chưa khi dịch bệnh trong nước còn phức tạp?

Thảo luận về kiến nghị mở lại các đường bay quốc tế của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, nhiều ý kiến nhận định, hiện trong nước và thế giới vẫn chưa hết dịch.

Chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines từ Hải Phòng hạ cánh tại sân bay Cần Thơ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế ngay cuối tháng 7?

Điều này sẽ tiểm ẩn rất nhiều hiểm nguy, trong đó có tấm gương Đà Nẵng ngay trước mắt. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ, tránh kiểu “tham bát bỏ mâm”.

“Cả thế giới đang bị Covid-19 tàn phá, còn ở trong nước đang vất vả gian nan để khống chế. Hãy nhìn việc chống dịch gian nan, khổ cực ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội...như thế nào rồi hành động. Hãy quan tâm đến đất nước, cộng đồng”, bác Toàn, nhà ở số 5, Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ với VOV.

Trong khi đó, anh Lê Quang Tuấn, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội thì cho rằng, chưa nên vội mở lại đường bay quốc tế trở trong tình hình này. Anh Tuấn cho rằng, tình hình dịch trên thế giới đang rất phức tạp chưa thể kiểm soát được, trong nước cũng đang có dịch. Do đó, anh Tuấn kiến nghị, nếu cần thiết chỉ những chuyến của Đại sứ quán các nước cũng như một số chuyên gia sang, nhưng phải tuân thủ cách ly theo quy định.

“Đất nước còn nghèo, nhân lực có hạn, chỉ có vài trăm ca bệnh ở Đà Nẵng mà các tỉnh xung quanh đã phải gửi người gửi của tới tiếp ứng. Giờ mở cửa hàng không, nếu dịch lây lan và bùng phát thì người dân, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, vất vả. Cho nên cần biết chia sẻ với đất nước”, anh Tuấn nói.

Song song đó, cũng có nhiều người cho biết thấu hiểu nỗi khổ của ngành hàng không và của ngành du lịch. Mặc dù vậy, đại đa số cho rằng, mở lại đường bay quốc tế trong lúc nước nhà và thế giới vẫn chưa hết dịch sẽ tiểm ẩn rất nhiều hiểm nguy.

“Vì đại cuộc hi vọng các doanh nghiệp hàng không, du lịch cùng đồng hành và chia sẻ. Khó khăn thì ai cũng khó, nhưng không phải vì mình khó mà làm cả nước”, chị Hương Mai bày tỏ.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất mở lại đường bay quốc tế, PGS. TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, điều này là cần thiết để phát triển kinh tế, nhưng với điều kiện là phải quản lý được con người, qua việc giám sát, cách ly, phát hiện nhóm người nhập cảnh, không để lây lan ra cộng đồng.

Nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nâng cấp đường cất hạ cánh hai sân bay lớn nhất

PGS.TS Trần Đắc Phu bày tỏ, tới đây, Việt Nam tiếp tục đón công dân về nước theo chính sách bảo hộ công dân, ngoài ra, cho phép nhập cảnh đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao, các chuyên gia để cùng Việt Nam phát triển kinh tế.

Theo vị cố vấn cấp cao, trong hơn 13.000 người nhập cảnh vào nước ta suốt 3 tháng qua, đã phát hiện hàng trăm ca bệnh Covid-19 trong các khu cách ly tập trung. Trong số này có ca bệnh không có biểu hiện, triệu chứng hoặc có trường hợp xét nghiệm nhiều lần mới cho kết quả dương tính.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала