Việt Nam còn nhiều ca bệnh Covid-19 nặng, nguy cơ tử vong cao

Việt Nam có thêm trường hợp bệnh nhân từng nhiễm coronavirus tử vong – ca bệnh 418 không qua khỏi dù đã 4 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và bệnh nhân này được Bộ Y tế Việt Nam xác định tử vong sau khi đã được chữa khỏi Covid-19.
Sputnik

Bên cạnh đó, hiện cũng còn 20 bệnh nhân nCoV tiên lượng nặng, trong đó có 7 ca tiên lượng nguy kịch và nguy cơ tử vong cao.

Sáng 19/8, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, đang có 100 ca âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2.

Việt Nam không có ca mắc coronavirus mới

Sáng 19/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thông tin cho biết đến 6h sáng nay không ghi nhận thêm ca mắc mới nào. Hiện Việt Nam vẫn có 989 bệnh nhân. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, đã có 100 ca có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2

Việt Nam nhập vaccine Covid-19: Bao giờ người dân được tiêm?

Tính đến 6h ngày 19/8, Việt Nam có tổng cộng 649 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong đó, số ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 509 ca. Từ 18h ngày 18/8 đến 6h ngày 19/8, không ghi nhận thêm ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 81.585 người, trong đó có 3.350 người được cách ly tại bệnh viện, 55.875 người được cách ly tại nhà, và 22.360 người cách ly tại cơ sở khác.

Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, đã có thêm 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, đây đều là những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng.

Việt Nam còn nhiều ca bệnh Covid-19 nặng, nguy cơ tử vong cao

Các bệnh nhân này gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, như suy thận mạn, suy tim, tăng huyết áp. Các bệnh nhân sẽ tiếp tục ở lại bệnh viện để lọc máu định kỳ và sau đó sẽ được chuyển về Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng để điều trị tiếp. Ngoài ra, bệnh nhân 452 âm tính 4 lần bị suy tim, rung nhĩ, thiếu máu não, hẹp hỡ van hai lá cũng được công bố khỏi bệnh.

Như vậy đến thời điểm này có 525/989 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, chiếm 53,08% tổng số ca mắc ở Việt Nam.

Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Tính đến sáng ngày 19/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 35 ca. Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 35 ca. Số ca âm tính lần 3 là 30.

Đã có 25 ca tử vong liên quan đến Covid-19 cho đến nay (trong đó, bệnh nhân số 418 đã được chữa khỏi coronavirus sau 4 lần xét nghiệm âm tính). Hầu hết các trường hợp tử vong ở Việt Nam đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hôm qua, Bộ Y tế cho biết nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng ở Việt Nam vẫn hiện hữu. Do đó, cần phải đặc biệt lưu ý, tiếp tục nâng mức cảnh báo ở các địa phương, nhất là những đô thị lớn, nơi tập trung đông người, mật độ dân số cao.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng bày tỏ quan ngại khi nhiều địa phương vẫn còn biểu hiện chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Bộ đề nghị các địa phương phải nâng cao cảnh giác để có thể phát hiện sớm các ca lây nhiễm trong cộng đồng, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó tránh để dịch bệnh xâm nhập, diễn biến phức tạp.

Đối với ổ dịch tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo khẳng định các biện pháp ứng phó đã phát huy hiệu quả.Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết ổ dịch Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát. Số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây. Những tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung cũng đang tăng cường truy vết, xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

“Ổ dịch” Covid-19 ở Hải Dương diễn biến phức tạp

Ban Chỉ đạo nhận định dịch bệnh còn kéo dài, do đó cân phải tiếp tục nâng cao cảnh giác trong thời gian dài với những biện pháp để chung sống an toàn với dịch bệnh. Tất cả các cơ quan phải có văn bản hướng dẫn, quán triệt lại và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.

Các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, nhất là các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc để bảo đảm trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm, vật tư y tế, nâng cao năng lực xét nghiệm, truy vết... đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

Đang có 20 bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng và nguy kịch

Cũng trong chiều tối 18/8, Bộ Y tế đã tổ chức buổi hội chẩn trực tuyến điều trị bệnh nhân Coivd-19.

Cán bộ CDC Quảng Nam và nữ Công an TP. Đà Nẵng mắc Covid-19 tiếp xúc nhiều người

 Buổi hội chẩn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và được kết nối với đầu cầu một số bệnh viện trên cả nước. Được biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 20 bệnh nhân tiên lượng nặng và nguy kịch, trong đó 13 ca rất nặng, 7 ca tiên lượng nguy kịch và nguy cơ tử vong.

Điểm cầu Bệnh viện C Đà Nẵng có PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, cùng các thành viên của bộ phận thường trực tham gia hội chẩn.

Điểm cầu Bộ Y tế có TS Cao Hưng Thái- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, GS. TS Ngô Quý Châu- Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, ThS Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam tham gia hội chẩn.

Điểm cầu Bệnh viện Bạch Mai có GS.TS Nguyễn Quang Tuấn- Giám đốc Bệnh viện, GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Buổi hội chẩn còn được kết nối trực tuyến với nhiều điểm cầu khác là các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 trên cả nước gồm Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Hoà Vang, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Đà Nẵng: Thêm 7 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện

Tại cuộc hội chẩn, thông tin cho biết, hiện các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có khoảng 20 bệnh nhân nCoV tiên triển rất nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo phải thở máy, ECMO, trong đó có 13 tiến triển rất nặng, 7 ca tiên lượng nguy kịch, nguy cơ tử vong cao.

Đa phần các bệnh nhân nặng hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm y tế Hòa Vang.

Trung tâm y tế Hòa Vang cho biết, đơn vị này hiện đang điều trị nhiều ca bệnh, trong đó có một vài bệnh nhân đang trong tình trạng nặng hơn với các triệu chứng khó thở trên nền suy thận mạn.

TS Đỗ Ngọc Sơn- Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai đang hỗ trợ tại đây. Theo TS Sơn, Trung tâm y tế Hòa Vang hiện có 10 bệnh nhân điều trị hồi sức, trong đó có 5 bệnh nhân thở máy, nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cao, sức khỏe kém. Trung tâm đã đề nghị Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia dinh dưỡng giỏi vào hỗ trợ điều trị nâng cao thể trạng cho những bệnh nhân suy kiệt do phải nằm viện lâu ngày. Các bác sỹ cũng xin ý kiến các chuyên gia về tình hình điều trị đối với bệnh nhân 761, 83 tuổi.

Trong khi đó, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, hiện nơi đây đang có 2 bệnh nhân phải sử dụng ECMO. Đó là bệnh nhân số 416 và 742. Với 2 trường hợp này, Hội đồng chuyên môn đề nghị xem xét vấn nhiễm trùng bệnh viện, tìm nguyên nhân xem xét vấn đề kháng kháng sinh đối với một số vi khuẩn bệnh viện. Qua phân tích, các chuyên gia đánh giá tình trạng của bệnh nhân này khá giống với ca bệnh 91.

Đại diện Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết ca bệnh 416 là ca bệnh Covid-19 đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng trong giai đoạn từ ngày 25/7, đang diễn tiến rất nặng, trong đó xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nặng, kháng thuốc, rất khó điều trị giống như phi công người Anh (bệnh nhân 91 trước đó). Hiện bệnh nhân vẫn thở máy, chạy ECMO, điều trị kháng sinh, lọc máu liên tục. Bệnh nhân nhiễm hai loại vi khuẩn đa kháng thuốc.

“Kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR của bệnh nhân 416 trong 6 ngày gần đây cho thấy bệnh nhân liên tục âm tính rồi dương tính SARS-CoV-2. Cụ thể, kết quả ngày 12.8 cho thấy bệnh nhân âm tính, ngày 14.8 bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2, nhưng mới nhất ngày 17.8, bệnh nhân lại chuyển âm tính”, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết.

Ngoài ra, kết quả kháng sinh đồ cho thấy bệnh nhân 416 hiện kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh điều trị hai loại vi khuẩn mà người đàn ông 57 tuổi quê Đà Nẵng này mắc phải.

Ninh Thuận: 232 công dân về từ Malaysia âm tính với Covid-19

“Bệnh nhân viêm phổi, hai bên còn có dịch màng phổi. Tiên lượng nặng”, BS Trần Thanh Linh, Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia hỗ trợ Đà Nẵng co hay cho hay.

Liên quan đến ca bệnh đặc biệt này, PGS Nguyễn Trường Sơn đề nghị vận chuyển bằng ôtô mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân 416 vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để phân tích gen kháng thuốc, từ đó lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp điều trị đích cho bệnh nhân mà Bệnh viện Chợ Rẫy đang có.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) cũng đang điều trị cho 2 bệnh nhân nặng đang phải thở máy, trong đó bệnh nhân có tiền sử COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hơn 10 năm và trên nền ung thư miệng. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 điều trị cho 3 bệnh nhân nặng, trong đó trường hợp nặng nhất là bệnh nhân 812 hiện đang được theo dõi sát.

Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các ca bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều bệnh lý nền, phải thở máy, ECMO... Vấn đề sử dụng thuốc phù hợp, điều chỉnh dinh dưỡng... cũng được nói đến. Các chuyên gia đề nghị bệnh viện phải làm sao đảm bảo thông thoáng phòng bệnh và phòng làm việc của nhân viên y tế. Tập trung vào kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viên; sử dụng hệ thống để đảm bảo không khí được lưu thông

Bên cạnh đó, các chuyên gia nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho bệnh nhân Covid-19 nặng, giúp người bệnh nâng cao thể trạng, nhanh chóng được hồi phục sức khỏe tiến tới khỏi bệnh.

Trong đợt dịch Covid-19 này, đã có khoảng 30 nhân viên y tế bị lây nhiễm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nói chung và các bệnh viện trên cả nước cần đặc biệt quan tâm đến kiểm soát lây nhiễm, lau, khử khuẩn các bề mặt phòng bệnh, cầu thang, giường bệnh.

Việt Nam ghi nhận người Trung Quốc nhập cảnh trái phép mắc Covid-19

Song song đó, cần lưu ý trang phục bảo hộ nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị. Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng một số loại khẩu trang giống với khẩu trang N95 không đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Hội đồng chuyên môn đề nghị các bệnh viện thành lập các tổ điều trị có đầy đủ các bác sỹ hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng….hỗ trợ và điều trị hiệu quả bệnh nhân.

TS Cao Hưng Thái đề nghị các bệnh viện lưu ý trang phục phòng hộ cho cán bộ y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các bệnh viện cũng cần có phương án để vừa kiểm soát tình hình dịch bệnh vừa duy trì hoạt động bình thường của các bệnh viện, tránh tình trạng tái nhiễm trở lại.

Bệnh nhân 418 tử vong dù đã 4 lần xét nghiệm âm tính với coronavirus

Tối 18/8, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng đã thông tin cho biết về ca tử vong của bệnh nhân 418.

Theo đó, bệnh nhân là nam, 61 tuổi, có địa chỉ tại Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh bao gồm Covid-19, tăng huyết áp, suy thận mạn tính, đái tháo đường type 2, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Việt Nam mua vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga?

Trước đó, bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính 4 lần với SARS-CoV-2 vào các ngày 04/8, 10/8, 11/8, 12/8. Chiều 12/8, bệnh nhân tử vong do các biến chứng của suy thận mạn tính tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Bộ Y tế thông tin cho hay, nguyên nhân tử vong được xác định là do choáng nhiễm trùng nhiễm độc, suy đa tạng không phục hồi, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Như vậy, bệnh nhân tử vong sau khi đã được chữa khỏi Covid-19.

Bệnh viện Trung ương Huế cũng công bố điều trị khỏi cho 5 ca mắc Covid-19. Trong số đó, có 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính 6 lần (bệnh nhân 523) được xuất viện về nhà và cách ly tại nhà.

Bốn bệnh nhân còn lại có bệnh nền rất nặng như suy thận mạn, suy tim, tăng huyết áp, đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 3-8 lần với SARS-CoV-2.

Sau khi công bố khỏi bệnh, ngày 19/8 các bệnh nhân sẽ được chuyển về Bệnh viện C Đà Nẵng để tiếp tục lọc máu định kỳ và tiếp tục điều trị.

Điểm nóng dịch Covid-19 ở Hải Dương: Xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trên diện rộng

Để đảm bảo không bỏ sót đối tượng và an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh, tỉnh Hải Dương dự kiến sẽ tổ chức triển khai lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng.

Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã phát triển đến đâu?

Thao đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid–19 tỉnh Hải Dương mới đây đã ban hành văn bản số 3012/BCĐ-PCD, trong đó yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid–19 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, xét nghiệm Realtime-PCR sẽ được thực hiện cho tất cả các trường hợp F1, F2, toàn bộ người dân trong vùng cách ly y tế; người bệnh có hội chứng cúm, viêm phổi nặng do vi rút, người có bệnh mạn tính diễn biến nặng, giai đoạn cuối (ung thư, suy tim, suy gan, suy thận) đang điều trị tại các cơ sở y tế, người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở… trong cộng đồng; người nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh, toàn bộ người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 21/7/2020 đến nay.

Chính quyền địa phương các cấp được yêu cầu khẩn trương thành lập các tổ, đội giám sát cách ly, theo dõi sức khỏe người dân tại cộng đồng, giao trách nhiệm phụ trách các hộ dân trên địa bàn, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bảo đảm phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Phương châm được đưa ra là các tổ, đội trên phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng với tất cả các trường hợp trở về từ Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 đến ngày 28/7/2020, cũng như các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Song song đó, phối hợp ngành y tế và công an tổ chức triển khai lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm trên diện rộng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng và an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Cần đảm bảo đủ sinh phẩm xét nghiệm Realtime-PCR, xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng có thể gộp mẫu xét nghiệm theo Quyết định số 3486/QĐ-BYT ngày 7/8/2020 của Bộ Y tế. Bố trí, cắt cử lực lượng lấy mẫu bệnh phẩm kịp thời và đảm bảo yêu cầu (có thể trưng dụng sinh viên năm cuối trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và trường Cao đẳng Dược Trung ương).

Những người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 đến 20/7/2020 sẽ được thực hiện xét nghiệm ELISA (xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể). Riêng với những trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hoặc trong vòng 02 tuần gần đây có triệu chứng trên sẽ làm thêm xét nghiệm Realtime-PCR để sàng lọc.

Covid-19: Biên phòng Việt Nam không tiếp tay cho tội phạm xuất nhập cảnh trái phép

Đến nay, toàn tỉnh Hải Dương đã xét nghiệm khoảng 2.000 mẫu, truy vết 800 ca F1, mở rộng xét nghiệm ca F2; lấy mẫu của nhân viên y tế và bệnh nhân ở các bệnh viện, phòng khám và khu vực nghi ngờ.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã cử lực lượng tinh nhuệ hỗ trợ tỉnh này xét nghiệm, điều trị trên tinh thần “tập trung truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu, xét nghiệm nhanh nhất có thể”.

Trước đó, theo quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế này đã cử lực lượng tinh nhuệ hỗ trợ Hải Dương. Về các ca nhiễm mới ở Hải Dương, kết quả giải trình tự gen cho thấy chủng SARS-CoV-2 tương đồng với chủng đã xuất hiện tại Đà Nẵng trước đó.

Thảo luận