Vì sao càng già đi ta càng thấy thời gian trôi qua nhanh hơn?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, càng lớn tuổi, cảm nhận về tốc độ của thời gian càng tăng nhanh hơn. Một số nhà nghiên cứu giải thích điều này bằng việc suy giảm chức năng não bộ, những nhà khoa học khác cho rằng, những trải nghiệm tích lũy trong cuộc đời làm sai lệch nhận thức. Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
Sputnik

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khi con người già đi, thời gian trôi qua nhanh hơn.

Trong một số thí nghiệm, các tình nguyện viên cao tuổi không thể xác định chính xác khoảng thời gian giữa hai tín hiệu. Như thường lệ, họ không thể ước lượng một phút trôi qua, sau đó so sánh với đồng hồ thì thấy nó ngắn hơn so với thực tế. Một số nhà nghiên cứu giải thích điều này bằng việc suy giảm chức năng não bộ, những nhà khoa học khác cho rằng, những trải nghiệm trong cuộc đời làm sai lệch nhận thức. 

Tiết lộ mối đe dọa chính đối với não người

Trong suốt 35 năm liền, vào mỗi buổi sáng, nhà khoa học y sinh người Mỹ Robert Sothern đã đo thân nhiệt, đếm mạch, huyết áp và tự nhẩm 60 giây trong đầu mình và so sánh kết quả với đồng hồ. Ông ghi chép cẩn thận các kết quả. Sau đó, kết quả này làm cơ sở cho một nghiên cứu cho thấy rằng, càng nhiều tuổi, thời gian trôi qua càng nhanh hơn.

Nếu lúc bắt đầu thí nghiệm, Sothern đã có thể ước lượng một phút rất đúng, thì sau khi ông chạm ngưỡng tuổi 60, ước lượng tăng thêm vài giây. Đây là trường hợp của các nhóm tình nguyện viên 60-80 tuổi. Khi những người này được yêu cầu ước lượng khoảng thời gian ba phút, họ đã ước lượng sai 40 giây. Những người trẻ - từ 19 đến 24 tuổi – ược lượng khoảng thời gian chính xác hơn nhiều. 

Suy giảm chức năng não bộ, thời gian trôi qua nhanh hơn

Điều này có thể được giải thích bởi việc suy giảm chức năng não bộ, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke (Mỹ). Tuổi tác làm giảm tốc độ thiếp thu và xử lý hình ảnh tinh thần vì một số lý do đến từ thị giác, độ phức tạp của não và con đường truyền thông tin. Những thay đổi trong xử lý hình ảnh dẫn đến cảm giác thời gian trôi qua nhanh hơn.

Ngoài ra, hiệu ứng này có liên quan đến chuyển động saccadic của mắt. Saccade là chuyển động giật vô thức của mắt xảy ra vài lần một giây và chỉ phát triển ở các loài linh trưởng. Giữa mỗi chuyển động saccadic, mắt bạn sẽ đứng im và não xử lý thông tin hình ảnh mà nó đã nhận được. Ở trẻ sơ sinh, thời gian đứng im của mắt giữa các chuyển động saccadic ngắn hơn so với người lớn, vì thế "thời gian trong tâm trí" của chúng trôi qua chậm hơn. 

Não vàng. Các nhà khoa học lý giải sự giàu có đã thay đổi ý thức như thế nào

Tuy nhiên, thời gian trong tâm trí của người lớn cũng thể trôi qua chậm hơn. Để có như vậy bạn cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, bởi vì không chỉ tuổi tác, mà cả mệt mỏi mãn tính cũng ảnh hưởng đến tốc độ xử lý thông tin trong não, các tác giả của công trình nghiên cứu lưu ý.

Khó khăn trong nhận thức

Theo các nhà khoa học Đức, nhận thức về thời gian phần lớn phụ thuộc vào thông tin trực quan, hay nói đúng hơn vào độ phức tạp của nó. Trong một thí nghiệm, các tình nguyện viên được cho xem xen kẽ những hình ảnh đơn giản và hình ảnh không đối xứng với rất nhiều chi tiết nhỏ. Kết quả là, những người tham gia thí nghiệm đều nói rằng, họ đã xem xét lâu hơn những tranh vẽ đơn giản so với các hình ảnh phức tạp. Tất nhiên, thực tế không phải vậy.

Tuy nhiên, theo các nhà thần kinh học Anh, thính giác là quan trọng nhất. Họ đã chứng minh rằng, nếu các vùng não chịu trách nhiệm về chức năng thính giác bị hư hỏng, con người không thể ước lượng chính xác thời gian âm vang hoặc thời gian xem hình ảnh. Trong trường hợp có rối loạn ở các vùng não chịu trách nhiệm về chức năng thị giác, lỗi chỉ xảy ra khi con người cố gắng ước lượng thời gian xem hình ảnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này có nghĩa là, thời gian được ghi nhận trong các vùng não chịu trách nhiệm về thính giác và các tín hiệu thị giác được tự động so sánh với tín hiệu âm thanh. 

Các nhà khoa học xác định: những người nào hay ghen tị nhất?

Các nhà khoa học Canada rút ra kết luận rằng, đây chính là điều mà bộ não bị lão hóa khó đối phó hơn. Người cao tuổi không thể nắm bắt được nội dung xuyên suốt của cuộc nói chuyện, gặp khó khăn khi lái xe ô tô. Người già hơn nhận thức thời gian trôi qua nhanh hơn.

Các chuyên gia đã rút ra kết luận này sau khi quan sát phản ứng của các tình nguyện viên đối với hai loại kích thích – những vòng tròn màu trắng xuất hiện trên màn hình và tín hiệu âm thanh. Các kích thích bên ngoài được tạo ra cùng một lúc hoặc lần lượt - những vòng tròn màu trắng và sau đó những tín hiệu âm thanh. Các tình nguyện viên phải quyết định trong vòng ba giây liệu cả hai sự kiện này có xảy ra cùng một lúc hay không, và nhấn một trong hai nút trên bộ điều khiển.

Hóa ra, số lượng lỗi phụ thuộc vào độ tuổi. Xét theo kết quả thí nghiệm, não bộ của những người 50-60 tuổi hoạt động kém hơn khi phải xử lý nhiều dữ liệu. Điều này cũng giải thích tại sao thời gian trôi qua nhanh hơn khi ta già đi.

Ngoài ra, theo dữ liệu mới nhất, khả năng giữ lại một số kiểu thông tin nhận thức của hồi hải mã thay đổi theo độ tuổi, đây là lý do tại sao những người cao tuổi không thể xác định chính xác ranh giới giữa những sự kiện khác nhau. Nghĩa là, người cao tuổi sẽ khó khăn hơn trong việc phân chia luồng thông tin liên tục thành các phần riêng biệt và loại bỏ những kiểu thông tin không cần thiết. Nhân tiện, trí nhớ cũng bị ảnh hưởng bởi điều này: để không quên những sự kiện cụ thể, bạn cần phải vẽ rõ ranh giới giữa các sự kiện này. 

Những nét tính cách nào giúp bảo vệ cơ thể tránh mắc bệnh Alzheimer?

Trải nghiệm có vai trò quyết định

Theo các nhà nghiên cứu Anh, cần phải tính đến những trải nghiệm. Nếu một tín hiệu được lặp lại nhiều lần liên tiếp, bạn có vẻ như thời gian phát các tín hiệu này đã rút ngắn, mặc dù trên thực tế không phải vậy. Các nhà khoa học cho rằng, vì hầu hết mọi người hàng ngày phải đối mặt với những sự kiện giống nhau, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi đối với người cao tuổi thời gian trôi qua nhanh hơn.

Các nhà sinh lý học thần kinh tờ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cũng đưa ra kết luận tương tự. Tuy nhiên, họ đã thực hiện các thí nghiệm trên chuột chứ không phải trên người. Các chú chuột được huấn luyện để xác định khoảng thời gian giữa hai lần nhấp nháy ánh sáng, và sau một khoảng thời gian, chúng phải làm theo một mệnh lệnh đặc biệt.

Sau khi các con chuột thí nghiệm quen với khoảng thời gian ngắn - từ 400 đến 700 mili giây (mà trên thực tế thời gian giữa hai tín hiệu là 800 mili giây), chúng đã thực hiện mệnh lệnh sớm hơn. Nếu con chuột quen với khoảng thời gian từ 900 đến 1200 mili giây, thì nó phản ứng chậm hơn một chút. 

Tìm ra phương pháp đơn giản để giữ được sự minh mẫn ở tuổi già

Tức là, trải nghiệm mà con chuột thu lượm được ảnh hưởng đến nhận thức về thời gian. Hơn nữa, kết quả phân tích 1.400 tế bào thần kinh của chuột trong thùy trán - vùng não chịu trách nhiệm cho cảm giác về thời gian - cho thấy rằng, hoạt động của các tế bào thần kinh ở động vật là khác nhau. Các nhà khoa học đã rút ra kết luận: não có khả năng tích hợp những trải nghiệm vào cấu trúc synap.

Sau đó kết luận này đã được xác nhận trên mô hình máy tính cho thấy rằng, những trải nghiệm thu lượm được ảnh hưởng đến nhận thức về thời gian. Khi các nhà khoa học xóa bỏ những trải nghiệm này khỏi mô hình máy tính, nhận thức về thời gian không bị bóp méo.

Tuy nhiên, não không phải là mô hình máy tính và chúng ta không thể xóa trí nhớ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Dartmouth (Mỹ) lưu ý rằng, nếu bạn liên tục tìm kiếm những điều mới mẻ và bổ sung thêm nhiều sự kiện đa dạng vào cuộc sống thì thời gian sẽ trôi qua chậm hơn. Trong một thí nghiệm, các tình nguyện viên được cho xem những hình ảnh mà họ biết rõ và những hình ảnh mà họ chưa từng thấy trước đây. Hầu hết các đối tượng đều tin rằng những hình ảnh lạ đã hiện lên trên màn hình lâu hơn so với những hình vẽ quen thuộc.

Trên trang Sputnik có tài liệu về một yếu tố quan trọng làm chậm quá trình lão hóa. 

Thảo luận