Nghèo đói là do di truyền
Nhà khoa học gọi đây là "hiện tượng bất lực có được" và lập luận rằng con người cũng có hiện tượng như vậy, cho nên những đứa trẻ có cha mẹ nghèo thường không thể tự hào về thu nhập cao. Nửa thế kỷ sau, giả định của ông Martin Seligman đã được các nhà sinh lý học Canada xác nhận, họ khẳng định rằng mức độ hạnh phúc trong 5 năm đầu đời có thể quyết định số phận tương lai của một người.
Thực tế là cơ thể những người lớn lên trong các gia đình nghèo có rất nhiều cortisol — tức là loại hormone căng thẳng, có liên quan đến việc hình thành phản ứng bảo vệ để đối phó với các đe dọa bên ngoài. Thông thường, sự gia tăng mạnh mẽ hormone này huy động các nguồn lực của cơ thể để tự cứu. Tuy nhiên, nếu luôn luôn duy trì nồng độ cortisol cao, con người sẽ trở nên thận trọng hơn. Do đó, người nghèo ít có xu hướng mạo hiểm hơn so với đồng nghiệp giàu có của họ.
Người giàu thông minh hơn, người nghèo tử tế hơn
Những người xuất thân từ các gia đình giàu cũng có những thay đổi nhỏ trong cấu trúc não bộ của họ. Các nhà thần kinh học từ Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard chỉ ra rằng những đứa trẻ giàu có vỏ não dày hơn ở vùng thái dương chịu trách nhiệm về nhận thức thị giác và tham gia vào quá trình tư duy và trí nhớ dài hạn. Cả hai yếu tố tương quan một cách trực tiếp với thành công và thu nhập cao của cha mẹ.
Điều này được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thành tích của học sinh và sinh viên từ các gia đình nghèo thường thấp hơn so với những người thuộc tầng lớp trung lưu và con đẻ của cha mẹ giàu có.
Nghèo đói và trường thọ
Mức thu nhập cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ. Ở Mỹ, những người đàn ông giàu có sống lâu hơn mức trung bình khoảng 15 năm, phụ nữ — gần một thập kỷ. Tình hình tương tự ở Anh, nơi tuổi thọ trung bình của đàn ông và phụ nữ giàu có lần lượt là 83,6 và 86,7, trong khi đó tuổi thọ trung bình tương ứng của người nghèo là 74 và 78,8 tuổi.
Các nhà khoa học đã tìm ra điều mang lại hạnh phúc cho người nghèo và người giàu
Trong hầu hết các nghiên cứu này, tuổi thọ tương quan với dinh dưỡng kém và thái độ của con người đối với sức khỏe của chính họ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng người nghèo thường chết vì ung thư phổi, bệnh mạch vành và nhiễm trùng đường hô hấp. Tỷ lệ tử vong vì những lý do này ở các khu vực nghèo và giàu của Anh chênh nhau 2,5-3,3 lần. Đồng thời, tỷ lệ những người có thu nhập cao và những người sống dưới mức nghèo khổ bị chết vì ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư máu đều tương đương với nhau.