Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng tổ chức Đại hội cổ đông bất thường

Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank, mã chứng khoán BVB – UPCoM, nơi bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà sáng lập và từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Sputnik

Theo đó, tại Đại hội cổ đông ngày 26/8 này, Ngân hàng Bản Việt chính thức bổ sung thêm hai thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, đồng thời, tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng.

Vì sao Ngân hàng Bản Việt liên quan tổ chức Đại hội cổ đông bất thường?

Ngày 26/8, Ngân hàng TMCP Bản Việt (mã chứng khoán BVB-UPCoM, gắn liền với tên tuổi của bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường nhằm bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng như thông qua phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ.

Theo đó, ông Phạm Quang Khánh được Ngân hàng Bản Việt trình cổ đông thông qua để bầu làm ứng viên bổ sung Hội đồng Quản trị (HĐQT). Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy làm ứng viên bổ sung Ban kiểm sát. Đa số các cổ đông đã tán thành 2 tờ trình này.

Như vậy, Đại hội có các thành viên HĐQT và Ban Kiểm sát nhiệm kỳ mới 2020 - 2025 bao gồm có các nhân sự sau: Về phía Hội đồng Quản trị có ông Lê Anh Tài, bà Nguyễn Thanh Phượng, ông Nguyễn Nhất Nam, ông Vương Công Đức, ông Phạm Quang Khánh, ông Ngô Quang Trung (thành viên kiêm Tổng giám Đốc).

Ban Kiểm soát có bà Phan Thị Hồng Lan, ông Lê Hoàng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy.

Thành công bất ngờ của Công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Một nội dung quan trọng khác cũng được thông qua tại đại hội là phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ với tổng vốn điều lệ dự kiến tăng thêm tối đa năm 2020 và quý I/2021 là gần 1.000 tỷ đồng.

Phương án này nằm trong kế hoạch nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Bản Việt trong thời gian tới.

Được biết, Bản Việt là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng eKYC trong triển khai mở tài khoản thanh toán trực tuyến, sạch nợ xấu tại VAMC, chính thức giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán BVB. Năm 2020, Bản Việt cũng được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận tăng thêm 17 điểm giao dịch.

Theo dự kiến, huy động từ tổ chức kinh tế, cư dân và dư nợ tín dụng 8 tháng đầu năm nay tăng lần lượt là 6% và 9% so với đầu năm 2020.

Sắp tới, trong giai đoạn chiến lược 2021-2023, Ngân hàng Bản Việt cho biết sẽ tiếp tục bám sát định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, lấy khách hàng cá nhân và SME là trung tâm.

Bên cạnh đó, tận dụng những diễn biến tích cực của thị trường cũng như quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chuyển đổi số, Ngân hàng Bản Việt đã tổ chức xây dựng chiến lược riêng trong chuyển đổi số, sao cho phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

Chốt phiên giao dịch ngày 26/8, cổ phiếu BVB đóng cửa tăng 6,67% lên 11.200 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị, đứng thứ 3 trên thị trường UPCoM về thanh khoản sau LPB và BSR.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng Bản Việt nơi con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm giữ vị trí trong Hội đồng Quản trị đã tăng 30%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 23%, thu nhập ngoài lãi tăng 63% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận trước thuế tăng 29%.

Đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản ngân hàng đạt gần 54.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Hoạt động cấp tín dụng vẫn đáp ứng được mục tiêu đặt ra, cụ thể dư nợ tín dụng đạt hơn 36.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong một động thái khác liên quan đến ngân hàng này, hôm 25/8, Ngân hàng Bản Việt chính thức nâng cấp Thẻ ATM nội địa E-Plus Bản Việt lên phiên bản mới thành thẻ chip theo tiêu chuẩn VCCS (thẻ Chip điện tử theo tiêu chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế ban hành có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật cao) nhằm tăng tính an toàn khi giao dịch thanh toán.

Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng tăng trích lập dự phòng rủi ro

VietCapital Bank vốn có tiền thân là Ngân hàng Gia Định. Trước năm 2013, bà Nguyễn Thanh Phượng, là cổ đông lớn nắm 14,7 triệu cổ phần, tương đương 4,6% vốn điều lệ của ngân hàng, nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng.

Tuy nhiên, sau đó, ông Lê Anh Tài thay thế bà Phượng ở vị trí Chủ tịch HĐQT VietCapital Bank.

Hiện, cổ đông lớn sở hữu trên 5% của VietCapital Bank chỉ còn Công ty CP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn, với 40,8 triệu cổ phần, chiếm 13,6% vốn điều lệ. Trên trang chủ của Ngân hàng Bản Việt vẫn giới thiệu bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch HĐQT và thành viên sáng lập.

Như đã nêu rõ trong Cáo bạch năm 2020, VietCapital Bank có quy mô vốn điều lệ là 3.171 tỷ đồng, chỉ hơn mức quy định vốn tối thiểu 171 tỷ đồng. VietCapital Bank tự đánh giá là một ngân hàng nhỏ, còn yếu về công nghệ thông tin, hình ảnh thương hiệu chưa được biết đến nhiều, khách hàng ít, thị trường hẹp.

Mảng tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng dẫn đến rủi ro nhiều.

Biến động bất thường ở công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Mặc dù, trong 6 tháng đầu năm 2020 này, hoạt động tín dụng và chứng khoán đầu tư đã hỗ trợ cho tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank – mã chứng khoán BVB). Tuy nhiên, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao gấp 4 lần cùng kỳ năm 2019 đã kéo lợi nhuận sau thuế của ngân hàng xuống còn 48 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 6/2020, số tiền cho vay khách hàng của VietCapital Bank đạt 35.778 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 3,1%.

Theo Bản Việt, tăng nhiều nhất là nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) tăng 70% (tương ứng tăng 108 tỷ đồng), nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) tăng 19% (tương ứng tăng 106 tỷ đồng), còn lại nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 30% (tương ứng tăng 41 tỷ đồng) so với đầu năm. Lãi phải thu từ cho vay của VietCapital Bank ước đạt 978 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu kỳ.

Về thực chất, khoản lãi dự thu này khá rủi ro với kết quả hoạt động của ngân hàng. Do chỉ ghi nhận sổ sách và phụ thuộc vào khả năng thu cũng như chất lượng khoản tín dụng, đầu tư. Trường hợp khoản tín dụng hoặc đầu tư gặp rủi ro sẽ tác động tới lãi dự thu. Về nghiệp vụ, hạch toán lãi dự thu thường là một biện pháp bút toán mà tổ chức tín dụng sử dụng để làm đẹp, hoặc ẩn bớt đi kết quả kinh doanh.

Dù nợ xấu tăng vọt, nhưng VietCapital Bank vẫn mạnh dạn thúc đẩy kinh doanh tín chấp, đa dạng và trẻ hóa danh mục khách hàng, tập trung nhiều hơn vào mảng phi tín dụng.

Đến nay, VietCapital Bank vẫn còn khoản phải thu 71 tỷ đồng là tài sản thất thoát chờ xử lý. Theo VietCapital Bank, đây là khoản thất thoát do một cựu nhân viên của ngân hàng này tự ý thực hiện giao dịch từ năm 2013.

VietCapital Bank đã đánh giá khả năng thu hồi của khoản thất thoát này và thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với các khoản tạm ứng.

Bà Nguyễn Thanh Phượng và Ngân hàng Bản Việt

Trên trang chính thức của Ngân hàng Bản Việt, trong phần giới thiệu về các thành viên lãnh đạo doanh nghiệp, con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - bà Nguyễn Thanh Phượng được giới thiệu là thành viên sáng lập của Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC).

Bà hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VCAM và VCSC kể từ thời điểm thành lập năm 2007.

Công ty của con gái Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nỗ lực vượt qua khống chế tín dụng
Sau đó, do thay đổi nhận diện thương hiệu của Ngân hàng Bản Việt – Viet Capital Bank (tiền thân là Ngân hàng Gia Định), bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu chọn vào Hội đồng Quản trị ngân hàng này từ tháng 2/2012.

Trong vai trò thành viên HĐQT, bà Nguyễn Thanh Phượng chịu trách nhiệm về định hướng tầm nhìn, quản trị chiến lược, hỗ trợ Ban Điều hành với mục tiêu đưa Viet Capital trở thành những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường.

Bà Phượng từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Tài chính Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trước khi sáng lập Viet Capital, con gái của nguyên lãnh đạo Chính phủ Việt Nam – ông Nguyễn Tấn Dũng cũng giữ vai trò Giám đốc đầu tư của Quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán London.

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Bà đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính Đại học Quốc tế tại Geneva (International University in Genava), Thụy Sĩ.

Thảo luận