Thị trường chứng khoán giảm hơn 8 điểm
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay 13/8, tâm lý tiêu cực từ thị trường thế giới cùng dòng tiền yếu khiến chỉ số VN-Index giảm 8,48 điểm (0,87%) còn 966,83 điểm và chìm trong sắc đỏ.
Theo đó, khối lượng giao dịch đạt hơn 181 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4273 tỷ đồng.
Toàn sàn có 108 mã tăng và 208 mã giảm.
Trên sàn giao dịch chứng khoán tại thủ đô Hà Nội, HNX-Index giảm 0,53 điểm (0,51%), đóng cửa ở mức 102,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 28,6 triệu cổ phiếu với giá trị đạt 399 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng, 97 mã giảm, 52 mã đứng tham chiếu.
Sắc đỏ bao trùm thị trường ngay từ đầu phiên giao dịch:
“Các mã trụ (VIC, VNM, VCB, VHM, GAS, BID, VRE) vẫn duy trì đà giảm điểm từ đầu phiên sáng. Đến gần cuối phiên chiều, nhờ sự hồi phục nhẹ của các cổ phiếu này đã giúp VN-Index hồi phục nhẹ so với đầu giờ chiều. Nhà đầu tư có lẽ đã quá quen với sự diễn biến của họ Vingroup, khó đoán, và đi kèm với quyết định sự tăng giảm của VN-Index. Kết phiên hôm nay, VIC đóng cửa giảm 1.86 điểm, dẫn đầu trong việc gây áp lực lên VN-Index phiên 13/08. Tiếp theo đó là VCB, giảm hơn 1.5 điểm; VNM giảm hơn 1.3 điểm; theo sau đó là hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VHM, GAS, BID, VRE…”, Thời báo Chứng khoán VN cho biết.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi VCB, BID, EIB giảm điểm khá mạnh và tạo áp lực lên thị trường thì CTG, TCB, MBB, VPB lại tăng, tạo tín hiệu tích cực, thu đẹp đà giảm cho toàn thị trường.
Đáng chú ý, càng về cuối ngày giao dịch, khoảng cách cung cầu đã được thu hẹp so với phiên khởi đầu. Lượng tiền tập trung vào các mã giảm điểm đã có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn còn gấp hơn 2 lần so với lượng tiền ở các mã tăng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 8,4 triệu đơn vị, giá trị hơn 302 tỷ đồng.
VJC dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay, với giá trị hơn 117 tỷ. Tiếp đến là GAS hơn 42,8 tỷ, VNM trên 35 tỷ, HPG trên 33 tỷ, VHM trên 22 tỷ…
PLX dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay với giá trị hơn 18 tỷ, ngay kế là MSN trên 6,9 tỷ, SAB trên 6 tỷ.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 413.479 đơn vị, trị giá 3,06 tỷ đồng, HUT dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị hơn 1,4 tỷ đồng.
Cùng với xu hướng ở Việt Nam, đồng loạt nhiều thị trường chứng khoán ở châu Á cũng giảm điểm hôm nay. Phản ứng này là dễ hiểu vì những hệ quả liên quan đến cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các cuộc biểu tình liên tiếp ở Hồng Kông và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Argentina.
Doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng vẫn nỗ lực huy động 500 tỷ đồng
Trái với tình hình chung của thị trường, cổ phiếu của VCI, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) trong sáng nay tăng nhẹ 0,3% lên 33.000 đồng. Theo đánh giá chung, đây là diễn biến tích cực trong bối cảnh toàn thị trường biến động khôn lường.
Dù vấp phải giới hạn cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán của các ngân hàng, công ty Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn theo đuổi kế hoạch huy động vốn 500 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu riêng.
Trước đó, bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VCSC đã ký ban hành nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua nội dung phát hành trái phiếu riêng, đợt 2, năm 2019 với trị giá 500 tỷ đồng. Theo đó, VCI phát hành 50.000 trái phiếu với mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu. Lãi suất trên danh nghĩa là 7-9%/năm, dự kiến sẽ phát hành vào ngày 20/8 tới. Tất cả nhà đầu tư là cá nhân, hay tổ chức, trong nước hoặc quốc tế đều có thể mua.
Sau khi doanh nghiệp của con gái Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố thông tin nàu, nữ tỷ phú USD của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã quyết định đầu tưu 350 tỷ đồng để sở hữu 70% lượng trái phiếu được phát ra. Ông chủ Masan, Nguyễn Đăng Quang cũng quyết định chi 37 tỷ đồng để nắm 7% lượng cổ phiếu không đổi của chứng khoán Bản Việt.
Bên cạnh đó, phải lưu ý rằng, lãi suất của từng đợt phát hành tùy thuộc vào tình hình hoạt động của Công ty chứng khoán Bản Việt và theo quyết định của Ban Giám đốc nhưng tối đa không vượt quá mức lãi suất tiền gửi trung hạn bình quân của BIDV và Vietin Bank +3%.
Chiến thuật đa dạng hóa nguồn vốn của doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng
Theo lãnh đạo công ty chứng khoán Bản Việt, việc phát hành trái phiếu lần này nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó, giúp ổn định nguồn vốn, tăng hiệu quả kinh doanh, tái cơ cấu các khoản nợ với lãi suất theo hướng ổn định hơn.
Bên cạnh đó, vì giới hạn cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán của các ngân hàng bị khống chế ở mức tối đa là 5% vốn chủ sở hữu của ngân hàng, cùng với tiêu chuẩn định giá tài sản cầm cố, thế chấp ở tỷ lệ rất thấp, nên khả năng mở rộng hạn mức tín dụng khá hạn chế.
Tuy nhiên, lãnh đạo của VCSC khẳng định, việc phát hành trái phiếu là để đa dạng hóa nguồn vốn của công ty, hướng đến việc ổn định hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.
Chứng khoán Bản Việt hiện là cổ đông lớn thứ 4 Địa ốc Sài Gòn Thương Tín- TTXC Land (SCR). VCI đang tung khoảng 152 tỷ cho thương vụ mua 19 triệu cổ phiếu của Địa ốc này, tức vào khoảng 5,6% lượng cổ phần của doanh nghiệp này.