Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nga: Đã, đang và sẽ…

Ở Mỹ và châu Âu, người ta đang phá bỏ các tượng đài. Thời nào đó, hoạt động như vậy cũng từng diễn ra khá bạo liệt ở Nga. Nhưng bây giờ người Nga đã thay đổi cái nhìn và cách nghĩ. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik phản ánh rằng những người ưa đập phá tượng đài đã lựa chọn mục tiêu mới.
Sputnik

Phái «dân chủ» phá tượng đài, nhưng chẳng thu được gì

Năm 1991 xuất hiện một Nhà nước mới là Liên bang Nga, nơi ban đầu quyền bính do những nhân vật chống Cộng hùng hổ như Sobchak hay Yeltsin nắm giữ. Chính họ khởi xướng việc dỡ phá tượng đài tôn vinh vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười. «Nạn nhân» đầu tiên của những «nhà dân chủ» này là tượng đài Felix Dzerzhinsky ở trung tâm thủ đô Matxcơva, tiếp đến cả tượng đài Lenin và Sverdlov cũng chịu thiệt hại. Vào đầu những năm 1990, phe «dân chủ» cũng muốn di dời tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Nga. Tất cả những động thái đó nhắm tới mục tiêu xóa sạch khỏi tâm trí người dân Nga mọi ký ức về những chính trị gia phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng CNCS trên Trái đất.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nga: Đã, đang và sẽ…

Như ai cũng rõ, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được bảo tồn. Chân dung vị lãnh tụ Việt Nam và pho tượng chàng thanh niên được giải phóng đang hướng tới tương lai vẫn sừng sững cạnh ga tàu điện ngầm Akademicheskaya, và hôm nay, 30 năm sau khi khánh thành, nơi đây đã có môi trường tuyệt đẹp với cây xanh và những khóm hoa rực rỡ nhiều màu sắc. Hồi đầu những năm 1990, các thành viên tích cực của Hội Hữu nghị Xô-Việt đứng đầu là ông German Titov với cương vị là đại biểu Quốc hội, đã bằng những ý kiến phát biểu cương quyết chặn đứng mưu đồ hiểm độc của những đối tượng nhân danh «dân chủ». Nhiều năm trôi qua và ở Nga đã dựng thêm mấy tượng đài khác tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chẳng hạn như ở Ulyanovsk và Vladivostok. Rõ ràng là bố cục bối cảnh chính trị Nga đang thay đổi.

Nga kỷ niệm 95 năm chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Petrograd

Điều này thể hiện cả qua kết quả thăm dò ý kiến công chúng Nga gần đây, cho thấy ngày nay chẳng mấy ai muốn phá dỡ tượng đài Lenin và Dzerzhinsky. Thế nhưng tượng đài các chính khách của làn sóng «dân chủ» đầu tiên thì lại khiến có người muốn động thủ. 25% số người được hỏi muốn đập bỏ tượng đài Boris Yeltsin ở Ekaterinburg, còn với tượng đài Thị trưởng thứ nhất của Saint-Peterburg là Anatoly Sobchak - 28%. Trong bối cảnh này cũng nên nói thêm rằng hôm nay rất ít người nghĩ đến chuyện phá tượng đài Lenin và Dzerzhinsky, lần lượt là 6% và 5% người Nga muốn dỡ bỏ các tượng đài lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười. Còn tượng đài các Sa hoàng Nga (Piotr Đại đế, Nikolai Đệ nhất, Alexandr Đệ tam) thì số tán thành phá dỡ thậm chí còn ít hơn nữa - chỉ chiếm 1% trong những người được hỏi ý kiến.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nga: Đã, đang và sẽ…

Cần biết rõ hơn về lịch sử

Ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu hiện nay cũng như ở Nga những năm 1990, động thái phá dỡ các tượng đài có nền tảng chính trị. Tượng đài các cựu Tổng thống Hoa Kỳ  như Washington, Jefferson, Davis, Tướng Lee đang bị đập phá vì dân Mỹ coi những chính trị gia này là nhân vật phân biệt chủng tộc. Tượng đài Columbus ở Boston đã bị lật nhào vì nhân vật khám phá ra châu Mỹ cũng ghi dấu ấn trong các vụ giết hại người da đỏ bản địa. Tại hàng loạt nước châu Âu (Ukraina, Cộng hòa Séc, Ba Lan, các nước vùng Baltic), việc phá dỡ tượng đài không chỉ mang ý chống Cộng mà còn có nội dung bài Nga. Chính quyền các nước này đang cố gắng xóa bỏ quan hệ tốt đẹp với người Xô-viết, với người Nga, kể cả với những người đã hy sinh giải phóng dân chúng các nước này khỏi ách nô dịch chiếm đóng của bọn phát-xít Đức Quốc xã.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nga: Đã, đang và sẽ…

Có lẽ ở hầu như bất kỳ nhà hoạt động chính trị nào cũng có thể «soi» thấy những trang những dòng trong tiểu sử cá nhân mà thế gian cách này cách khác coi là tiêu cực. Nhưng có những nhân vật với công lao xứng đáng để dựng tượng đài – như chính các Tổng thống Hoa Kỳ Washington và Jefferson, là những người đã sáng lập Hợp chúng quốc độc lập và ý tưởng của họ được ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ đã truyền cảm hứng cho nhiều chiến sĩ đấu tranh cho tự do và độc lập trên khắp thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại với thành phố Nga “cứu tinh”
Hãy nhớ lại bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945, mở đầu với câu trích dẫn từ Hiến pháp Hoa Kỳ: «Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc». Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do».

Những kẻ phá hoại ở cả Hoa Kỳ và châu Âu đang dùng việc phá dỡ tượng đài để gây tác động đến ý thức của con người, mưu toan ngu muội hoá và tước đoạt ký ức lịch sử của một bộ phận nhân loại.

Ở Nga may thay có một phần đáng kể trong cư dân đã thoát khỏi cơn bệnh cực đoan. 38% số người tham gia khảo sát bây giờ trả lời rằng không cần phá dỡ một tượng đài nào, bởi «tượng đài dựng lên là để ghi nhớ». Cần hiểu rõ hơn về lịch sử, khi nhìn tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ nhớ rằng đây là nhân vật không chỉ mơ ước về chiến thắng của CNCS trên đất Việt mà còn cống hiến toàn bộ sức lực cho sự nghiệp xây đắp phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc của Việt Nam và Liên Xô. Từ xuất phát điểm tư duy như vậy, không loại trừ khả năng xuất hiện tượng đài mới hoặc các hình thức lưu giữ vĩnh viễn những kỷ niệm về vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam trên đất Nga.

Thảo luận