Mỹ muốn đưa Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu, nhưng chính họ đang làm mọi cách để ngăn điều này xảy ra

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 đã vượt kỳ vọng và tăng 9,5%, theo thống kê của hải quan Trung Quốc. Đồng thời, nhập khẩu thấp hơn đáng kể so với kế hoạch: giảm 2,1%. Chính quyền Trung Quốc đã bắt tay vào chính sách lưu thông kép với cơ sở chính dựa vào thị trường nội địa.
Sputnik

Tuy nhiên, số liệu thống kê hiện nay cho thấy còn quá sớm để gạt đi mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu.

Khủng hoảng coronavirus

Các chuyên gia nước ngoài và Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay do đại dịch coronavirus gây ra đã khiến nhu cầu toàn cầu giảm đáng kể. Một mặt, vì cuộc khủng hoảng này, không giống như tất cả những lần trước, đều do những nguyên nhân phi kinh tế, có vẻ như nó có thể được khắc phục bằng cách ổn định tình hình dịch tễ. Mặt khác, mặc dù Trung Quốc đã làm tốt hơn các nước khác trong việc đối phó với sự lây lan của dịch bệnh, nhưng nhu cầu ngaoij thương yếu được coi là yếu tố bất ổn chính đe dọa sự phát triển của nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc ngừng tranh đấu cho sự công nhận nền kinh tế thị trường?

Vì vậy, khi "hai phiên họp" được tổ chức vào tháng 5 - Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quố và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc  - các cơ quan chức năng của đất nước, lần đầu tiên sau nhiều năm, đã không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay. Quyết định này được giải thích là do trong điều kiện ngoại cảnh không chắc chắn, không thể dự báo chính xác mức tăng trưởng, do đó tốt hơn hết là tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ - việc làm, nâng cao mức sống, thoát nghèo, mở rộng các bảo đảm xã hội. Một thời gian sau, khái niệm lưu thông kép được đưa ra - sự phát triển lẫn nhau của thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện vẫn chưa rõ chi tiết về khái niệm này: nhiều khả năng nó sẽ  như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt kế hoạch 5 năm mới, và sau đó  giải thích chi tiết sẽ được đưa ra. Tuy nhiên, hiện nay, theo phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khái niệm lưu thông kép vẫn tập trung vào sự phát triển  thị trường trong nước, nhu cầu trong nước và sản xuất trong nước. Nói cách khác, trong điều kiện thị trường nước ngoài bất ổn, cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước phương Tây đang phức tạp, việc chỉ dựa vào thị trường toàn cầu và chuỗi cung ứng là không đáng. Bây giờ là thời điểm để khai mở tiềm năng của thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc.

Mặt khác, số liệu thống kê hiện tại cho thấy rằng không ai gạt xuất khẩu ra khỏi tài khoản. Các chuyên gia được phỏng vấn bởi Reuters dự đoán rằng đến cuối tháng 8, xuất khẩu sẽ tăng 7,1%, trong khi nhập khẩu - 0,1%. Kết quả là, xuất khẩu đã vượt kỳ vọng với mức tăng 9,5%, trong khi nhập khẩu thì không đáp ứng được. Trong tháng 8, mức giảm 2,1%. Đồng thời, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 8 lên tới 58,93 tỷ USD, mặc dù con số này thấp hơn so với tháng 7 (62,33 tỷ USD).

Trung Quốc mở rộng thị trường trái phiếu cho người nước ngoài

Liệu điều này có nghĩa là Trung Quốc không thể từ bỏ mô hình phát triển cũ và chuyển nền kinh tế sang tiêu dùng nội địa? Jiang Yuechun, Giám đốc Trung tâm Kinh tế thế giới và phát triển tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho rằng đại dịch là nguyên nhân gây ra tất cả. Trung Quốc sẵn sàng tăng nhập khẩu, nhưng các nước khác chưa thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh nên chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.

"Tôi nghĩ nguyên nhân chính là do dịch bệnh. Được biết, một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, Nga, Brazil, Ấn Độ, không thể kiểm soát hoàn toàn sự lây lan của dịch. Ở một số quốc gia, tình hình còn tồi tệ hơn. Để đối phó với dịch bệnh, các biện pháp cứng rắn đang được thực hiện, chẳng hạn như lockdown. Và tất nhiên, điều này hạn chế khả năng xuất khẩu sản phẩm của các nước. Trong điều kiện như vậy, họ không thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, và điều này được phản ánh qua các số liệu thống kê. Nếu nói về thái độ chính trị, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục tăng lượng nhập khẩu, điều tiết cơ cấu xuất- nhập khẩu và hy vọng rằng trước tình hình kinh tế thế giới đang suy yếu, Trung Quốc sẽ có thể bộc lộ hết vai trò là nền kinh tế thứ hai thế giới. Trong thực tế và trong thời kỳ dịch bệnh, nhập khẩu của chúng tôi đã tăng lên. Nhưng Hoa Kỳ và một số nước phương Tây khác, với lý do an ninh quốc gia, đưa ra một số hạn chế nhất định và cấm nhập khẩu một số mặt hàng cho Trung Quốc. Điều này cũng ảnh hưởng đến nhập khẩu. Mặc dù nguyên nhân chính vẫn là dịch bệnh".

Công xưởng của thế giới

Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới. Theo Cục Thống kê Liên hợp quốc, Trung Quốc chiếm 28% sản lượng công nghiệp toàn cầu vào năm 2018. Không phải ngẫu nhiên mà vào thời điểm Trung Quốc nằm trong chế độ  lockdown hồi mùa đông mới đây, các nhà sản xuất toàn cầu như Apple  lại chờ đợi sản lượng của chính họ giảm. Ngoài ra, trong đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã nổi lên là nhà cung cấp vật tư y tế và thiết bị bảo hộ cá nhân hàng đầu thế giới. Năm nay, xuất khẩu các mặt hàng nêu trên từ Trung Quốc đã tăng gần một phần ba, trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, điều này được phản ánh trong các số liệu thống kê. Chỉ trong hai tháng từ tháng 3 đến tháng 5, Trung Quốc đã xuất khẩu 70,6 tỷ khẩu trang y tế. Để so sánh: năm ngoái cả thế giới chỉ sản xuất được 20 tỷ chiếc khẩu trang.

Khối lượng xuất khẩu của Trung Quốс bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhiều quốc gia tiếp tục dựa vào nguồn cung cấp thiết yếu từ Trung Quốc. Do đó, cho đến khi các chuỗi cung ứng toàn cầu được xây dựng lại, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng, chuyên gia Jiang Yuechnu nói:

Mỹ có thể hoàn toàn cắt đứt quan hệ thương mại với Trung Quốc
"Trong nhiều năm, Trung Quốc vẫn là công xưởng toàn cầu và sản xuất các mặt hàng thiết yếu với khối lượng lớn. Những mặt hàng như vậy chiếm một tỷ trọng đáng kể của Trung Quốc trong thương mại thế giới. Vì vậy, nhiều nước vẫn dựa vào Trung Quốc để cung cấp cho mình những mặt hàng này. Và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. Và mặc dù các nước phương Tây có ý định điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp và sản xuất, nhưng rất khó đạt được tiến bộ nào trong tương lai ngắn hạn. Rốt cuộc, chuỗi cung ứng  hình thành qua nhiều năm. Và cho đến khi các chuỗi cung ứng toàn cầu được thay đổi hoàn toàn, nhiều quốc gia khác sẽ vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các mặt hàng thiết yếu. Do đó, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới".

Trung Quốc cũng ủng hộ quá trình tăng nhập khẩu. Quay trở lại năm 2017, CICC, công ty đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, lưu ý rằng nhập khẩu của Trung Quốc kể từ năm 2010 đã tăng trung bình nhanh hơn 6% so với nhập khẩu của Mỹ hàng năm. Do đó, theo dự báo của CICC, đến năm 2022, Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, vượt qua Hoa Kỳ về chỉ tiêu này. Mặt khác, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu nó không xảy ra đối đầu thương mại và công nghệ do Hoa Kỳ gây ra. Theo thỏa thuận giai đoạn I, Trung Quốc đã cam kết tăng nhập khẩu từ Mỹ thêm 200 tỷ trong hai năm. Tuy nhiên, Washington muốn đạt được tăng trưởng bằng cách tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp và các nguồn năng lượng. Đồng thời, Mỹ hạn chế Trung Quốc tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài, chẳng hạn như chip, mà Trung Quốc nhập khẩu hàng năm với giá 300 tỷ USD - nhiều hơn cả dầu mỏ. Hơn hết, nhập khẩu của Trung Quốc có thể tăng trưởng trên thị trường tự do. Và sự xấu đi của tình hình chính trị bên ngoài đang đẩy Trung Quốc đến hướng cô lập về công nghệ. Điều hợp lý là nếu không thể tự tin vào đối tác của mình, thì phải dựa vào sức mạnh của chính mình.

Thảo luận