Tại sao Trung Quốc phát triển quan hệ quân sự với các nước ASEAN?

Các nước ASEAN có ý định tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc. Malaysia, Indonesia và Brunei ủng hộ việc Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại. Các bên tái khẳng định lập trường này trong cuộc hội đàm nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tới các nước này.
Sputnik

Nhân tố bất ổn ở Biển Đông

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng các nước Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 10 hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu rằng "Mỹ đang cố tình gây bất ổn tình hình ở Biển Đông." Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mỹ ngăn cản nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm giải quyết các tranh chấp hiện có. Ngoại trưởng cáo buộc Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ trên biển. 

Giới quan sát lưu ý rằng những tuyên bố này của Ngoại trưởng Trung Quốc là những đánh giá gay gắt nhất của Trung Quốc về chính sách Biển Đông của Mỹ. Tại Diễn đàn, Ngoại trưởng Mike Pompeo một lần nữa bày tỏ quan ngại về hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Ông khẳng định Mỹ coi các tuyên bố chủ quyền trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc là bất hợp pháp. 

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 bày tỏ lập trường chung, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Trung Quốc tăng cường cơ chế đối thoại của ASEAN về Biển Đông

Trước thềm diễn đàn ASEAN, Bắc Kinh đã giải thích với các đối tác ASEAN ý định coi khu vực Biển Đông là khu vực ổn định, hợp tác quân sự và không đối đầu. Trong cuộc hội đàm tại Kuala Lumpur với Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa lưu ý rằng tình hình chung ở Biển Đông vẫn ổn định. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN, kể cả Malaysia, để cùng bảo vệ hòa bình trong khu vực. 

Tại Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã nhất trí tuyên bố rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua tham vấn và đàm phán.

Tại Bandar Seri Begawan, trong cuộc gặp với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa bày tỏ hy vọng vào sự phát triển hợp tác ở Biển Đông để cùng đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. 

Các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là một trong những biện pháp đối phó với những nỗ lực liên tục của Mỹ nhằm kích động sự thù địch giữa Trung Quốc và các nước liên quan - ông Yang Xiaoqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Indonesia tại Viện ASEAN thuộc Đại học Quốc gia Quảng Tây, nói với Sputnik: 

Ngừng gây căng thẳng ở Biển Đông: Mỹ không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

"Xét đến tình hình quốc tế hiện nay, chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tới ba nước Đông Nam Á là phản ứng trước những hành động khiêu khích đang diễn ra của Mỹ về vấn đề Biển Đông, nhằm kích động sự thù địch giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp lãnh thổ. Theo phía Trung Quốc, các cuộc tiếp xúc quân sự cấp cao tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, ổn định quan hệ song phương. Indonesia, Malaysia và Brunei là những đối tác quan trọng của Trung Quốc trong hợp tác với ASEAN, nhưng ở mức độ này hay mức độ khác, họ có tranh chấp với Trung Quốc về quyền lợi trên biển. Trong nửa đầu năm, một số sự cố liên quan đến tàu tuần duyên và tàu thăm dò của Trung Quốc, Indonesia và Malaysia đã được ghi nhận tại Biển Đông. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa sẽ giúp ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Trung Quốc phát triển quan hệ quân sự với các nước ASEAN

Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin coi quốc phòng là một trong những lĩnh vực, cùng với kinh tế, thương mại và giáo dục, trong đó đất nước của ông mong muốn tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc. 

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Pravbowo Subianto nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng "quân đội Indonesia mong muốn mở rộng hợp tác thiết thực với phía Trung Quốc trong các lĩnh vực như các chuyến thăm lẫn nhau, huấn luyện chung, trang bị, công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển không ngừng của mối quan hệ quân sự." 

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah sẵn sàng phát triển hơn nữa quan hệ và hợp tác với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, bao gồm quốc phòng, kinh tế và thương mại, trao đổi năng lượng và nhân đạo. Ông hy vọng Bộ Quốc phòng hai nước tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm trao đổi, tập trận chung và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Chuyên gia Alexei Drugov tại Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý sự quan tâm của ASEAN đối với việc phát triển quan hệ quân sự với Trung Quốc: 

Ông Pompeo thảo luận về tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia

“Sự phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật là một thực tế bình thường, là phong vũ biểu quan hệ giữa các quốc gia. Đồng thời, về nguyên tắc ASEAN từ chối khả năng có bất kỳ thỏa thuận nào về phòng thủ lẫn nhau, về hợp tác trong trường hợp có mối đe dọa đối với an ninh của một trong các quốc gia, tức là các liên minh quân sự. Các quốc gia Đông Nam Á có quá khứ lịch sử khác nhau, mức độ quan hệ quân sự với phương Tây khác nhau. Trong khi đó, nhìn chung - từ đồng minh của Mỹ trước đây là Philippines cho đến Indonesia theo truyền thống trung lập - họ đều phản đối việc tham gia các liên minh quân sự. Họ cũng không có lợi nếu đối đầu Mỹ-Trung tiếp tục trong khu vực. Họ không muốn bị lôi kéo vào đó, họ muốn giải quyết xung đột Trung-Mỹ một cách hòa bình và văn minh.”
Mỹ đang đẩy các nước Đông Nam Á vào cuộc xung đột với Trung Quốc?

Mỹ kêu gọi các nước Đông Nam Á đưa các công ty Trung Quốc giúp xây dựng các đảo ở Biển Đông vào danh sách đen. “Đừng chỉ nói mà hãy hành động,” Agence France-Presse trích lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mike Pompeo đối với các ngoại trưởng của 10 nước ASEAN. Tháng trước, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 24 công ty nhà nước của Trung Quốc mà Washington cho rằng đang giúp quân đội Trung Quốc xây dựng tiềm năng của mình tại các vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông. 

Philippines thử thách độ bền vững của mối quan hệ với Trung Quốc

Thực tế, lời kêu gọi ASEAN theo gương Mỹ là một nỗ lực khác của chính quyền Mỹ nhằm lôi kéo các nước trong khu vực vào cuộc đối đầu chống Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nước Đông Nam Á nhận thấy lợi ích của họ trong việc hợp tác sâu rộng với Trung Quốc. Đặc biệt, điều này được chứng minh bằng lập trường của Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Rodriguez tại cuộc hội đàm ngày 7/9 với Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Huang Xilian. Bộ trưởng cho biết, hiện nay, nhờ nỗ lực của nhóm công tác song phương Philippines-Trung Quốc, các dự án trong khuôn khổ hợp tác liên chính phủ nhìn chung đang phát triển thành công.

Thảo luận