Ngừng gây căng thẳng ở Biển Đông: Mỹ không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

© Ảnh : Lâm Khánh – TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nước Đông Á đồng loạt kêu gọi không gây căng thẳng ở Biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 trong khuôn khổ AMM-53, các quốc gia ASEAN và Đông Á đều bày tỏ quan ngại về diễn biến trên thực địa gần đây ở Biển Đông

Mỹ không thừa nhận yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Do lo ngại leo thang căng thẳng ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh và thượng tôn pháp luật trong khu vực, các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm hoàn tất xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và bảo vệ an ninh, hòa bình ở khu vực này.

Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10

Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan, tối ngày 9/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10.

máy bay ném bom H-6K - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bắn tên lửa ở Biển Đông: Dọa Mỹ, bắt nạt Việt Nam và các nước láng giềng

AMM 53 và các hội nghị liên quan được tổ chức liên tục từ ngày 9 -12/9/2020 theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 27 đoàn thuộc bốn châu lục với các múi giờ khác nhau. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, dự kiến trong khuôn khổ Hội nghị AMM 53 sẽ có khoảng 40 văn kiện được xem xét, ghi nhận và thông qua. Đồng thời, các Bộ trưởng cũng xem xét và thông qua Kế hoạch mới cho giai đoạn 2021 – 2025 với các đối tác.

Đồng chí Phạm Bình Minh chủ trì sự kiện quan trọng là Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 trong vai trò Việt Nam là nước Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á lần này.

© AFP 2023 / Nhac NguyenPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Ngừng gây căng thẳng ở Biển Đông: Mỹ không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

Tham dự Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 có các Bộ trưởng Ngoại giao (Ngoại trưởng) của 10 nước ASEAN, các Đối tác EAS gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tổng Thư ký ASEAN.

Tại cuộc làm việc này, các nước Đông Á một lần nữa nêu bật tầm quan trọng của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) với tư cách là diễn đàn của các nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề chiến lược của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cùng các đối tác.

EAS ghi nhận và biểu dương những tiến bộ đạt được trong quá trình triển khai Kế hoạch Hành động Manila giai đoạn 2018-2022, đồng thời nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên, bao gồm môi trường, năng lượng, giáo dục, tài chính, y tế, dịch bệnh, quản lý thảm họa, kết nối, kinh tế, thương mại, an ninh lương thực và hợp tác hàng hải, giải quyết các vấn đề trên biển.

Robert O'Brien - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ tuyên bố về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông
Các Bộ trưởng tham dự EAS lần thứ 10 đều nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh do coronavirus gây ra (Covid-19) diễn biến phức tạp như hiện nay, các nước EAS cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa theo chiều hướng tích cực và thiết thực, nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh cũng như thúc đẩy phục hồi bền vững khu vực.

Tham dự Hội nghị lần này, các Đối tác EAS đều đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Hà Nội đã tích cực điều phối những nỗ lực của Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á và các Đối tác ứng phó hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Các quốc gia thuộc EAS cũng ủng hộ các sáng kiến của ASEAN về tăng cường hợp tác ứng phó dịch bệnh do coronavirus cũng như Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19 và Kho Dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực.

Thượng tôn pháp luật, không quân sự hóa ở Biển Đông

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị lần này, các nước ASEAN đề nghị các Đối tác EAS với những thế mạnh của mình hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực y tế dự phòng, phối hợp chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm điều trị, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin Covid-19.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo, đề nghị hội thảo có những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ ngoại giao theo hướng hiệu quả, đáp ứng tốt trong tình mới. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang đối mặt với thách thức an ninh biển đảo, Biển Đông diễn biến phức tạp

Cũng như Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập mục tiêu “kép” – vừa nỗ lực chống dịch SARS-CoV-2 vừa đảm bảo phục hồi và duy trì tăng trưởng kinh tế trong khu vực, ASEAN đề nghị các Đối tác EAS cùng tham gia hỗ trợ giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội và thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng bền vững, giúp người dân mỗi nước sớm trở lại cuộc sống trong điều kiện “bình thường mới”.

Tham dự sự kiện lần này, các nước hoan nghênh đề xuất của Việt Nam tổ chức hội nghị các chuyên gia liên ngành EAS về dịch bệnh Covid-19 nhằm tăng cường các nỗ lực ứng phó và phục hồi tại khu vực. Hội nghị nêu trên dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2020.

Bên cạnh những thách thức “truyền thống”, vẫn còn đó hàng loạt thách thức “phi truyền thống” đối với các trong khu vực.

Các quốc gia Đông Nam Á và Đối tác EAS nhận định, sau 15 năm thành lập, hiện EAS đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh khu vực có những biến chuyển nhanh chóng, phức tạp chưa từng có.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị lần này đều thống nhất quan điểm rằng, các nước ASEAN và Đối tác của EAS đều cần phối hợp chặt chẽ, đề ra những định hướng tăng cường hợp tác nội khối EAS với các đối tác trong giai đoạn mới nhằm tiếp tục đóng góp tích cực cho đối thoại và hợp tác, duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng và ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực trong thời gian tới.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Quân PLA dồn dập tập trận ở Biển Đông: Trung Quốc muốn đe dọa Việt Nam?

Đại diện các nước nhất trí ủng hộ Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15 (EAS-15) sẽ thông qua tuyên bố kỷ niệm 15 năm thành lập EAS và các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực hợp tác biển bền vững, tránh những bất đồng, xung đột không đáng có, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực ổn định, nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh và nâng cao vai trò phụ nữ đối với bảo đảm hòa bình và an ninh.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước dự Hội nghị lần này cũng tiến hành trao đổi, thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm, bao gồm tình hình bán đảo Triều Tiên, căng thẳng ở Biển Đông, tình hình bang Rakhine của Myanmar, Hong Kong.

Liên quan đến những căng thẳng ở Biển Đông thời gian qua, các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Các nước EAS đều nhấn mạnh đây là lợi ích chung và trách nhiệm của tất cả các nước trong khu vực.

Trên thực tế, tại Hội nghị lần này, các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến trên thực địa gần đây, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh và thượng tôn pháp luật trong khu vực, nhất là trong lúc cả khu vực đang tập trung nguồn lực đối phó dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước ASEAN, EAS và đối tác đều nhấn mạnh cần thúc đẩy đối thoại và tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hoá, không sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Để tránh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, các nước EAS và đối tác đều kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), và nỗ lực sớm hoàn tất xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, được cộng đồng quốc tế công nhận và ủng hộ.

Thay mặt nước chủ nhà Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu rõ vai trò chiến lược và đóng góp quan trọng của EAS trong 15 năm qua.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chia sẻ các định hướng tăng cường EAS trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh cần nâng cao vai trò điều phối của Chủ tịch Hội nghị cấp cao Đông Á trong các hoạt động hợp tác EAS.

Ông Phạm Bình Minh cũng nêu bật yêu cầu phải tăng cường hiệu quả phối hợp và bổ trợ giữa EAS với các cơ chế khác do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF) cũng như nâng cao vai trò của EAS ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.

Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Tòa Quốc tế và Biển Đông: Việt Nam sẽ thắng nếu khởi kiện Trung Quốc?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng nêu đề xuất của Việt Nam ra Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 15 năm thành lập EAS nhằm tăng cường vai trò và giá trị chiến lược của EAS trong giai đoạn phát triển mới được các nước ủng hộ và đánh giá cao.

Đối với tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh lập trường nguyên tắc của ASEAN đã nêu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 vừa khai mạc sáng qua ngày 9/9, theo đó đề nghị các bên đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh các bên không quân sự hóa Biển Đông, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.

Theo chương trình ngày 10/9 hôm nay, các Bộ trưởng Ngoại giao tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ, ASEAN-Canada, ASEAN-Australia, ASEAN-New Zealand, Đối thoại giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đại diện Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN về tăng cường vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh bền vững.

© AFP 2023 / Nhac NguyenBộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và MIke Pompeo
Ngừng gây căng thẳng ở Biển Đông: Mỹ không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và MIke Pompeo

Trong đó, Đối thoại giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đại diện Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được tổ chức với nhiệm vụ trọng tâm là thống nhất thông qua Kế hoạch Công tác AICHR giai đoạn 2021-2025, Chương trình hoạt động ưu tiên của AICHR 2021. Các Bộ trưởng cũng sẽ ghi nhận Báo cáo thường niên hoạt động của AICHR 2020.

USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt  - Sputnik Việt Nam
Chê Mỹ tới tấp nhưng lính Trung Quốc vẫn sợ phải đụng độ ở Biển Đông

Còn Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN về tăng cường vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh bền vững được tổ chức tiếp nối thành công từ Phiên họp đặc biệt của Cấp cao 36 về Phụ nữ.

Đây là nỗ lực của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 nhằm thúc đẩy hợp tác đề cao vai trò của phụ nữ hòa bình và an ninh trong ASEAN với các đối tác, thiết thực triển khai Nghị quyết 1325 về Phụ nữ, hòa bình và an ninh của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhân kỷ niệm 20 năm thông qua Nghị quyết này.

Mỹ không thừa nhận yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 9/9, thông tin từ Văn phòng phát ngôn viên, cổng thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời người phát ngôn Morgan Ortagus cho biết, Ngoại trưởng Michael R. Pompeo đã cùng với những người đồng cấp từ 17 quốc gia tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 10 (EAS 10) vào sáng nay (rạng sáng ngày 10/9 theo giờ Việt Nam).

Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN: Thêm bạn, bớt thù, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế về vấn đề Biển Đông

Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các nguyên tắc cởi mở, bao trùm, minh bạch và thượng tôn luật pháp quốc tế. Ông Pompeo nhấn mạnh, những nguyên tắc này được chia sẻ trong tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương và tầm nhìn của nhiều quốc gia thành viên EAS khác.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến EAS 10 dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Bình Minh trên cương vị nước chủ nhà ASEAN 2020, Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi sự đoàn kết, thống nhất và minh bạch của ASEAN trong công cuộc ứng phó với đại dịch COVID-19.

Ông Pompeo cũng nêu rõ những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm phát huy tất cả các nguồn lực sẵn có để phát triển các loại vắc xin chống coronavirus và phương pháp điều trị Covid-19 an toàn, hiệu quả với giá cả phù hợp và phổ biến rộng rãi để chống lại coronavirus.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ ở cả cấp độ chính phủ lẫn khu vực tư nhân về vấn đề hợp tác với các nước ASEAN trong nỗ lực phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

“Ngoại trưởng Pompeo đã cùng với một số nước ASEAN và nhiều đối tác khác nêu lên quan ngại về lối hành xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.

Donald Trump phát biểu tại cuộc mít tinh trước chiến dịch bầu cử ở Bắc Carolina - Sputnik Việt Nam
Tình hình Biển Đông liên quan gì đến chiến dịch tranh cử của Trump?
Ông Pompeo tái khẳng định rằng Hoa Kỳ, đồng thuận với Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, coi các tuyên bố chủ quyền, yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông là phi pháp.

Ngoại trưởng Pompeo cũng tham gia cùng một số nước bày tỏ quan ngại về việc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, việc bắt giữ các sinh viên ủng hộ dân chủ, hoãn bầu cử kéo dài một năm và loại các ứng cử viên bầu cử ủng hộ dân chủ ở đặc khu này.

Ngoại trưởng Pompeo, cùng với lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước đồng thời kêu gọi ngừng khẩn cấp tình trạng bạo lực và đàm phán giải pháp hòa bình chống leo thang bạo loạn ở bang Rakhine, Myanmar.

Trao đổi tại Hội nghị EAS 10 lần này, Mỹ cũng đề nghị CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và tên lửa đạn đạo, tuân thủ yêu cầu các nghị quyết mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua.

Trước đó hôm 9/9, Hội nghị Uỷ ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) cũng đã diễn ra.

Đá Xu Bi - Sputnik Việt Nam
Động thái lạ của Trung Quốc ở Biển Đông: Hù Mỹ hay dọa Việt Nam?

Đại diện các nước thành viên và Tổng Thư ký ASEAN nhắc lại cam kết duy trì khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác, các nước ASEAN, thành viên Hiệp ước sẽ tiếp tục trao đổi, tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc để các nước có vũ khí hạt nhân sớm ký kết Nghị định thư của Hiệp ước.

Hội nghị lần này do Việt Nam chủ trì cũng nhất trí về nhiều biện pháp nhằm đề cao vai trò, đóng góp của SEANWFZ đối với các nỗ lực toàn cầu trong không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала