Dự đoán chính sách của Nhật Bản đối với Nga sau khi thay Thủ tướng

Hôm thứ Tư ông Yoshihide Suga đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản, thế chỗ ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe.
Sputnik

Với thành phần nội các mới của đất nước, chủ yếu Nhật Bản vẫn kế thừa đường lối trước đây trong quan hệ với Nga, tiếp tục tìm kiếm lợi ích chung giữa Tokyo và Matxcơva, chuyên gia Nobuo Shimotomai GS trường ĐHTH Hosei ở Tokyo nói với Sputnik.

Ông Shinzo Abe dự định sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản
«Tôi cho rằng trong bối cảnh mâu thuẫn toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nhật Bản và Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm lợi ích chung», - chuyên gia nói nhân sự kiện thay đổi nhân vật đứng đầu Chính phủ Nhật Bản.

Hôm thứ Tư, ông Yoshihide Suga đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản, thế chỗ ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe.

«Chính ông Suga đã nói về tính kế thừa của đường lối», - GS Simotomai nhắc nhở.

 Theo lời ông, sự phức tạp trong quan hệ hàm chứa ở chỗ «trong quá trình đàm phán về vấn đề lãnh thổ, Nga đã không thuyết phục được rằng vào tháng 11 năm 2018 đã có bước ngoặt ý nghĩa lớn với Tuyên bố năm 1956». Ngoài ra, các sửa đổi mới đây trong Hiến pháp LB Nga quy định cấm nhân nhượng về lãnh thổ, mặc dù có chừa lại «ngoại lệ cho việc phân định biên giới», GS Simotomai nhận xét.

Đến lượt mình, ông James Brown, chuyên gia Anh nghiên cứu quan hệ Nga-Nhật và là PGS tại Đại học Temple ở Tokyo (Temple University – Japan Campus), lại tỏ ra bi quan khi xem xét triển vọng quan hệ Nhật-Nga dưới thời Thủ tướng Suga.

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sẽ ra sao khi ông Abe từ chức?
«Ông Yoshihide Suga đã chính thức tuyên bố sẽ tiếp tục chính sách của ông Abe trong quan hệ với Nga. Tuy nhiên, bất kể những tuyên bố công khai như vậy, khá ngờ rằng ông này cũng sẽ thể hiện sự hào hứng nhiệt tình như người tiền nhiệm (vốn có liên hệ cá nhân mật thiết với Nga). Với nguyện vọng xây dựng quan hệ chính trị và kinh tế gần gũi với Nga, ông Abe là «hiện tượng» hết sức bất thường đối với chính giới Nhật Bản. Bởi xét cho cùng, phần lớn các chính trị gia Tokyo chưa bao giờ coi việc phát triển mối quan hệ như vậy với nước láng giềng phía bắc của Nhật Bản là một hướng ưu tiên», - PGS James Brown nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Đồng thời, theo chuyên gia Brown cho biết, thái độ của ông Abe trong quan hệ với Nga không được ưa chuộng ở Nhật Bản. PGS lý giải  điều này bằng thực tế rằng dân Nhật xem ông Abe như là một thủ lĩnh đã đi đến nhượng bộ lớn với Nga, cụ thể, khi ông ta đồng ý đàm phán trên cơ sở Tuyên bố chung năm 1956, ngụ ý chỉ chuyển giao cho Nhật Bản hai đảo nhỏ trong số bốn hòn đảo. Ở Nhật Bản, người ta coi bước đi như vậy là biểu hiện của sự yếu kém, cho rằng chẳng được hồi đáp gì đáng giá từ phía Nga. Thêm vào đó, như PGS Brown nhận xét, các phương tiện truyền thông Nhật Bản bắt đầu ráo riết thu hút sự chú ý của công chúng vào những sửa đổi của Hiến pháp Nga, nhất là quy định cấm tiến hành bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc chuyển nhượng phần lãnh thổ Nga.

«Sau khi quan sát thực tế là sự nhiệt tình thân thiện của ông Abe trong quan hệ với Nga không đem lại sự tương hỗ tốt đẹp nào theo ý muốn của dân chúng Nhật Bản, chắc hẳn ông Suga sẽ không mắc sai lầm tương tự. Dù vậy, cũng không ít khả năng là về mặt chính thức thì ông Suga sẽ theo đường lối của ông Abe, hướng tới phát triển quan hệ gần gũi hơn với Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, Nga sẽ bắt đầu mất đi vị thế ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Hẳn là số chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Nga sẽ giảm, và Tokyo sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào Nga nữa».

Nhật Bản có yêu sách tham vọng gì?

Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, coi việc chuyển giao các đảo này cho Tokyo như là điều kiện tiên quyết để ký Hiệp ước hòa bình với Nga, văn kiện chưa từng được ký khi kết thúc Thế chiến II.

Nhật Bản phản đối Nga thăm dò địa chất ở quần đảo Kuril

Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đưa ra Tuyên bố chung, trong đó Matxcơva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao cho Nhật Bản hai hòn đảo trong trường hợp có Hiệp ước hòa bình. Liên Xô trông đợi sẽ chấm dứt vấn đề này, trong khi Nhật Bản coi thỏa thuận như vậy chỉ là một phần của giải pháp vấn đề, chứ vẫn không từ bỏ yêu sách đòi lại tất cả các đảo. Những cuộc đàm phán sau đó chẳng đi đến đâu. Lập trường của Matxcơva là quần đảo này đã nhập vào thành phần Liên bang Xô-viết theo kết quả Thế chiến II và chủ quyền của LB Nga đối với quần đảo là không thể ngờ vực.

Năm 2018 tại Singapore, sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Shinzo Abe khi đó là Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố các bên nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Hiệp ước hòa bình dựa trên cơ sở Tuyên bố chung Xô-Nhật năm 1956. Công luận Tokyo coi đây là nhượng bộ lớn của phía Nhật Bản, vì từ xưa đến nay quan điểm chính thức của đất nước này luôn là yêu cầu trả lại cả bốn hòn đảo và chỉ sau đó mới bàn đến ký kết Hiệp ước hòa bình.

Thảo luận