Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Bản tin của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều ngày 19/9 cho biết Việt Nam không phát hiện thêm ca nhiễm Covid-19 và đã trải qua 17 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
Sputnik

Một bệnh nhân từng tiên lượng rất nặng được điều trị khỏi Covid-19

Tính đến 18 giờ ngày 19/9, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc hiện vẫn là 1.068 ca.

Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 30.163 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 416 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 15.321 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14.426 người.

Trong số các ca mắc Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 1 là 14 ca, lần 2 là 3 ca, lần 3 là 22 ca. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 35 ca tử vong do Covid-19; số ca điều trị khỏi là 942 ca.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngày 19/9 có thêm bệnh nhân 604 được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện dã chiến Hoà Vang. Bệnh nhân này từng được điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng với tiên lượng rất nặng, phải thở oxy, phù toàn thân. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang theo dõi, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân 604 đã có nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2 và được công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị bệnh lý nền: suy thận mạn, tăng huyết áp, suy tim, suy hô hấp.

Hiện nay, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm còn hiện hữu nếu như vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người.

Việt Nam tiếp tục không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Trong thời gian tới có thể vẫn sẽ ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Covid-19 vào chiều 18/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, rút kinh nghiệm từ Đà Nẵng, việc kiểm tra phòng chống dịch tại các cơ sở y tế là rất quan trọng. Bộ Y tế cần tiếp tục hoàn thiện các phác đồ điều trị, nghiên cứu phát triển vắc xin, tập trung hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có kết quả thử nghiệm lâm sàng với vaccine phòng Covid-19.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp dự phòng các bệnh truyền nhiễm, tránh tình trạng dịch chồng dịch, đặc biệt là Covid-19.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý, đặc biệt các khách sạn, cơ sở lưu trú, các nhà máy, các xí nghiệp, khu công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mạnh mẽ “mục tiêu kép”, không được để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế.

Dịch bệnh tái bùng phát ở nhiều nước

Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, tính đến 6 giờ sáng 19/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu là 30.650.588 ca, trong đó có 955.174 người thiệt mạng. Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 22.307.333 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm còn 61.220 ca và 7.388.081 ca đang điều trị tích cực.

Ngày 18/9, thế giới có tới 132 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 88 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.

Vì sao Việt Nam chống Covid-19 thành công?

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (96.424 ca), Mỹ (44.008 ca) và Brazil (37.740 ca); trong khi đó Ấn Độ (với 1.174 ca), Mỹ (857 ca) và Brazil (762 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất. Ấn Độ đang nổi lên thành tâm dịch mới của thế giới.

Tình hình dịch bệnh tại châu Âu đang có chiều hướng diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là tại Anh. Theo Bộ trưởng Y tế nước này Matt Hancock cho biết tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên cả nước, theo đó cứ 8 ngày số bệnh nhân nhập viện lại tăng gấp đôi.

Trong khi đó, Pháp và Cộng hòa Séc lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới trong 1 ngày cao nhất từ trước tới nay. Cụ thể, Pháp ghi nhận thêm 10.593 ca mắc, còn Cộng hòa Séc ghi nhận 3.130 ca mắc mới.

Theo hãng tin ANSA, báo cáo theo dõi hàng tuần của Viện Y tế cao cấp Italy công bố ngày 18/9 cho biết tình hình dịch Covid-19 ở nước này đang dần trở nên xấu hơn so với khoảng thời gian được kiểm soát khá tốt trước đó. Tuy nhiên, chiều hướng xấu này ở Italy vẫn được kiềm chế tốt hơn so với các nước châu Âu khác. Trong ngày 18/9, Italy đã ghi nhận 1.907 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 10 ca tử vong. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở Italy là 294.932 ca với 35.668 trường hợp tử vong.

Cũng theo thống kê của trang Worldometers, ngày 18/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 7.687 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 14.480 người.

Hiện, tại ASEAN, dịch bệnh về cơ bản đang diễn biến phức tạp và có xu thế nghiêm trọng hơn ở hai quốc gia thành viên là Indonesia và Philippines, khi số ca tử vong tăng mạnh những ngày qua.

Thảo luận