Tại sao vaccine của Nga và Trung Quốc làm Hoa Kỳ bẽ mặt
Chẳng hạn, trong tuần này, Sinopharm của Trung Quốc ra thông báo cung cấp một trong hai loại vaccine đang được phát triển nội địa dành cho sử dụng khẩn cấp ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trung Quốc vẫn là nước duy nhất cung cấp vaccine ngừa coronavirus, loại vaccine này cũng sẽ được thử nghiệm ở Jordan và Bahrain, ở Trung Đông.
Trước đó, vào ngày 11 tháng 9 cũng được rõ là giai đoạn III thử nghiệm vaccine Trung Quốc sẽ diễn ra tại Ai Cập, nước này hồi tháng 7 đã ký thỏa thuận mua 30 triệu liều vaccine từ AstraZeneca. Ba ngày trước khi công bố tin hợp tác giữa Cairo và Bắc Kinh, công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển đã đình chỉ các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine của mình do «có khả năng gây bệnh không rõ», mặc dù sau đó đã nối lại thử nghiệm.
«Sputnik V» của Nga đang chinh phục các quốc gia khác
Đồng thời trong tuần này, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga đã thoả thuận cung cấp cho Ấn Độ 100 triệu liều vaccine «Sputnik V» mà trước đó Brazil, Mexico và Kazakhstan cũng đã quyết định mua.
Như ghi nhận của báo, những bước đi như vậy của hai nước Nga-Trung đã «khiến các chính trị gia phương Tây mất bình tĩnh». Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo rằng Hoa Kỳ không nên vội vã tung ra ứng nghiệm vaccine riêng của mình để đáp trả. Tuy nhiên, ở trường hợp này, Trung Quốc và Nga trong mấy tháng tới vẫn giữ vị thế là những nước duy nhất sở hữu công cụ ngoại giao giá trị đến như vậy.
Vaccine giúp Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở phương Tây?
Nếu vaccine của Trung Quốc đạt thành công, Bắc Kinh có thể «củng cố vị thế thượng phong của mình so với phương Tây trong việc phục hồi kinh tế vào năm 2021, đồng thời sử dụng vaccine như một công cụ ngoại giao sắc bén», - The Washington Post nhận xét.
Như vậy, đến năm 2021 Bắc Kinh và Matxcơva chẳc hẳn sẽ đạt sức mạnh địa chính trị đáng kể. Đồng thời, tờ báo Mỹ cho rằng điều này có thể dẫn đến tổn thất về người, nếu tính đến nhịp độ ứng nghiệm vaccine của hai nước mà một số chuyên gia phương Tây định tính là «ý tưởng điên rồ và khủng khiếp».
Trong đó, Nga và Trung Quốc sản xuất vaccine không chỉ với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, mà còn ngay trên lãnh thổ của nước mình. Chẳng hạn, ngoài việc sản xuất ở nước ngoài, CHND Trung Hoa dự kiến ban đầu phát hành 300 triệu liều vaccine mỗi năm. Với hai liều tiêm cho mỗi người, số lượng như vậy sẽ bao phủ 1/10 dân số cả nước. Còn về Nga thì Quỹ đầu tư trực tiếp dự định đến cuối năm nay sản xuất trực tiếp khoảng 30 triệu liều vaccine tại Nga, có thể cung cấp cho khoảng 20% cư dân.
Đọc thêm: