Liệu rằng Philippines có mất phần hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ?

Mới đây, một thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ là nữ dân biểu Susan Wild đã đưa ra dự thảo luật với tên gọi «Đạo luật Philippines về nhân quyền». Văn kiện này có thể đặt dấu chấm hết cho liên hệ hợp tác quân sự của Washington và Manila.
Sputnik

Ở Philippines người ta gọi dự thảo luật này là «tài liệu bất công», như nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Theo dự thảo luật do bà Susan Wild đưa ra, Manila phải tiến hành cải cách trong quân đội và cảnh sát, làm sao cho tương ứng với các chuẩn mực nhân văn theo chấp nhận chung. Tức là, ví dụ, khi một binh sĩ hoặc viên cảnh sát vi phạm quyền của công dân Philippines, đương sự ấy nhất thiết phải ra toà. Nếu những sửa đổi kiểu này không được đưa vào luật pháp nước sở tại, thì Hoa Kỳ sẽ ngừng tài trợ cho mục hợp tác quân sự với Philippines. Cũng nên nhắc rằng từ năm 2016 đến năm 2019, Hoa Kỳ đã cấp cho Philippines khoản viện trợ quân sự là 554 triệu USD.

Liên minh với Hoa Kỳ không đảm bảo an ninh cho Philippines

Nguyên cớ để các nghị sĩ Hoa Kỳ soạn ra «Luật nhân quyền Philippines» (có 24 nhà lập pháp đã ký tên đồng ý) là việc hồi mùa hè theo sáng kiến của Tổng thống Duterte nước này đã thông qua cái gọi là «Đạo luật chống Khủng bố», quy định các biện pháp đấu tranh với bọn khủng bố, buôn bán ma túy và các nhân vật đối lập với Chính phủ. Nội dung của tài liệu khiến nữ dân biểu Mỹ Susan Wild tức giận, bà ta tuyên bố:

«Hãy làm cho người ta hiểu rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không tham dự các cuộc trấn áp. Chúng ta hãy ủng hộ nhân dân Philippines».

Chơi chữ với cái họ của bà người Mỹ (Wild – nghĩa là hoang dã), Thư ký báo chí của Tổng thống Philippines là Harry Roque đã gọi đề xuất của nữ dân biểu Hoa Kỳ Susan Wild là «ý tưởng rất hoang dã».

Còn tôi những muốn gọi đó là sự can thiệp phi lý của Hoa Kỳ vào công việc nội bộ của một quốc gia chủ quyền, - quan sát viên Piotr Tsvetov nhận xét.

Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông: Mỹ, Việt Nam phản đối, Philippines đổi thái độ

Trung Quốc ở đây không thừa

Có thể thấy nguồn gốc lối hành xử này của các nhà lập pháp Hoa Kỳ là thói kênh kiệu và giả dối mà lý do hoàn toàn không phải là mối quan tâm chăm lo đến quyền công dân của người Philippines. Cảnh sát ở Mỹ chẳng phải là thiên thần, họ giết hại công dân nước mình thường khi đâu có tuân theo đúng quy định pháp luật. Vụ giết chết người Mỹ gốc Phi George Floyd ở Minneapolis hồi tháng 5 năm nay chỉ là một trong vô số ví dụ.

Rõ ràng, lý do là ở chỗ khác. Ngay từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống, ông Rodrigo Duterte đã nỗ lực thiết lập liên hệ hữu nghị với Trung Quốc và Nga, hai nước mà Nhà Trắng coi là đối thủ chính. Dưới thời Tổng thống Duterte, Manila bắt đầu hợp tác quân sự-kỹ thuật với Bắc Kinh và Matxcơva. Ông Duterte cũng thể hiện thái độ sẵn sàng nhân nhượng thoả hiệp với Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp các đảo ở Biển Đông.

Và bây giờ từ bên kia đại dương phát ra tín hiệu gửi người Philippines, cảnh báo rằng nước Mỹ có thể ngừng giúp đỡ quý vị.

Trên thực tế, ít thấy khả năng thi hành lời hăm dọa này. Ông Duterte có quan hệ cá nhân không tồi với Tổng thống Trump - vào năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ đã hoan nghênh nỗ lực của người đồng cấp Philippines trong cuộc chiến chống kinh doanh ma túy, còn ông Duterte gần đây công khai tuyên bố rằng ứng viên Trump xứng đáng được bầu chọn để tái đắc cử Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới. Mùa hè này, chính quyền Nhà Trắng đã phê duyệt việc bán lô trực thăng tấn công trị giá 2 tỷ USD cho Philippines.

Mỹ hủy các cuộc tập trận quân sự ở Philippines do coronavirus

Nhưng không chỉ riêng Philippines quan tâm đến việc duy trì hợp tác quân sự với Mỹ (tất cả còn nhớ rằng mùa hè năm 2017, các cố vấn quân sự Mỹ đã giúp cơ quan an ninh Philippines trấn áp lực lượng ly khai Hồi giáo trên đảo Mindanao). Khó tin là Hoa Kỳ muốn chấm dứt hợp tác quân sự với quốc đảo trong khu vực chiến lược quan trọng đối với Washington là Biển Đông. Trên thực tế, ở Philippines vẫn duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ, tuy không lớn như thời Chiến tranh Lạnh, nhưng dù sao vẫn không kém phần quan trọng trong cuộc đối đầu chống Trung Quốc.

Vì vậy việc liệu Quốc hội Hoa Kỳ có thông qua «Đạo luật Philippines về nhân quyền» hay không, vẫn là câu hỏi lớn bỏ ngỏ với nhiều hồ nghi.

Thảo luận