"Siêu vũ khí” của Mỹ
Ông Prokhvatilov lưu ý rằng một loại vũ khí như vậy rất có thể sẽ bắn đạn tên lửa chủ động - không phải đạn chứa thuốc súng, mà là một quả tên lửa sẽ bay ra khỏi súng.
Đồng thời, bản thân vũ khí sẽ quá cồng kềnh, khi bắn ra sẽ dễ bị phát hiện và bị tiêu diệt, chuyên gia nói.
"Loại "vũ khí thần kỳ" như vậy không hiệu quả trong thời đại mà việc sử dụng các hệ thống vũ khí tự động đã bắt đầu", ông Prokhvatilov nói.
Theo ông, trong vấn đề này, Mỹ kém xa Nga.
"Tất cả những dự án này đều có mục tiêu là lấy tiền ngân sách, chúng đều không hiệu quả. Đã có báo cáo rằng những vũ khí như vậy có thể từ Ba Lan bắn tới Moskva. Còn chúng tôi thì có tên lửa Iskander ở Kaliningrad có tầm xa tới các thủ đô các nước châu Âu. Tức là, chúng tôi đã có câu trả lời từ lâu rồi" – ông Prokhvatilov nói.
Truyền thông Mỹ viết về loại vũ khí có thể hủy diệt thủ đô Nga
Trước đó, ấn phẩm Popular Mechanics đưa tin, quân đội Mỹ sắp được trang bị pháo chiến lược tầm cực xa Strategic Long Range Cannon (SLRC). Có thông tin cho rằng Washington cũng hy vọng khôi phục lớp tàu tương tự như thiết giáp hạm Montana chưa từng được đóng xong trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Theo Popular Mechanics, SLRC trên một thiết giáp hạm như vậy sẽ "có khả năng bắn phá Moskva" ngay cả khi hiện diện trong Biển Bắc.
Đọc thêm: