“NATO Châu Á” trên lời nói và trên biển

Vào tháng tới, Đối thoại An ninh Bốn bên (QUAD) quy tụ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, sẽ tổ chức cuộc tập trận chung ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide phủ nhận ý định thành lập một "NATO châu Á", theo phản ánh trong bài viết của chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik.
Sputnik

Quyết định tổ chức cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar với sự tham gia của Australia đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia. Lần gần đây nhất Australia đã tham gia cuộc diễn tập này cùng với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ là vào năm 2007. Sau đó, Canberra không muốn chọc giận Bắc Kinh bằng việc tham gia vào cuộc tập trận gần bờ biển Trung Quốc, và cho đến năm nay New Delhi đã không mời Australia vì lý do tương tự. Nhưng, năm nay, New Delhi thay đổi cách tiếp cận với các cuộc diễn tập này. Nhiều chuyên gia lý giải điều này bởi việc mối quan hệ Trung-Ấn đang đi xuống, ngày càng xấu đi, trước hết do cuộc đụng độ đường biên trên cao nguyên Ladakh. 

Theo Đô đốc hải quân Úc James Goldrick đã về hưu, sự góp mặt của Australia vào cuộc tập trận Malabar chủ yếu mang tính biểu tượng. Điều này có nghĩa là Bộ tứ QUAD đang chuyển từ đàm phán ở cấp độ các nhà ngoại giao và chuyên viên quân sự sang tương tác ở cấp độ một quân chủng. Hiện nay chỉ trong các cuộc diễn tập, và sau đó? 

Cuộc tập trận "Malabar". Trung Quốc sẽ ứng phó với việc quân sự hóa của “bộ tứ” như thế nào?

NATO Châu Á - giấc mơ hay là hiện thực?

Gần đây, thuật ngữ "NATO châu Á" đã được sử dụng nhiều lần khi nói về QUAD. Ví dụ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun kêu gọi chính thức hóa QUAD theo gương khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Còn các nhà ngoại giao Trung Quốc sau khi nghiên cứu nội dung cuộc họp ngoại trưởng QUAD ở Tokyo đã cáo buộc liên minh chưa được chính thức hóa này đang phấn đấu trở thành một NATO châu Á. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà báo đặt câu hỏi cho Thủ tướng Nhật Bản trong thời gian chuyến thăm Indonesia: liệu Nhật Bản có ý định tạo ra một NATO châu Á hay không. Thủ tướng Suga phủ nhận ý định này: "Các hành động của chúng tôi ở Biển Đông không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào". Và sau đó ông nói thêm về tình hình ở Biển Hoa Đông: “Nhật Bản quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và không phận của mình”. 

Thủ tướng Nhật Bản: Không có nỗ lực tạo lập khối tương tự NATO ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Trước hết, tôi xin nói vài lời về lòng quyết tâm của ông Suga bảo vệ lãnh thổ của nước mình. Đây không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ của người đứng đầu chính phủ của bất kỳ quốc gia nào. Nhật Bản có Lực lượng Tự vệ cho mục đích này. Nhưng, các hành động của Thủ tướng Suga và trước đó của ông Abe cho thấy rằng, chính phủ Nhật Bản muốn mở rộng vai trò của quân đội, trái với điều khoản hòa bình của Hiến pháp Nhật Bản. Trái ngược với  Điều 9 của Hiến pháp, binh lính Nhật Bản được gửi đến nước ngoài, nơi xảy ra xung đột vũ trang hoặc tập trận quân sự. Việc cung cấp thiết bị quân sự của Nhật Bản cho Việt Nam, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác cũng mâu thuẫn với Điều 9 của Hiến pháp cấm phát triển sản xuất vũ khí ở Nhật Bản. 

“NATO Châu Á” trên lời nói và trên biển

Nói tóm lại, tôi xin lưu ý rằng, đối với Tokyo, việc chính thức hóa các mối quan hệ trong QUAD, biến nó thành một liên minh quân sự là một điều tối quan trọng, bởi vì điều đó sẽ giúp Tokyo mở rộng khả năng quân sự hóa Nhật Bản, mà một số chính trị gia (ví dụ, ông Abe) coi đó là khả năng biến Nhật Bản thành một quốc gia “bình thường". 

Mike Pompeo vẫn chưa thể biến “QUAD” thành NATO

Rõ ràng là liên minh này không thể mang tên NATO. Ở châu Á không có những người điên có thể nghĩ đến việc lấy tên của một tổ chức từ khu vức khác để đặt tên cho một tổ chức khu vực! Hơn nữa, tên này thường gợi lên những cảm xúc tiêu cực. Vì thế, ông Suga rất có thể đã không nói dối khi phủ nhận ý định thành lập một “NATO châu Á”.

Tuy nhiên, rõ ràng là QUAD đang di chuyển theo hướng thành lập một liên minh quân sự. Và định hướng chống Trung Quốc của QUAD cũng được thấy rõ. Thủ tướng Suga phủ nhận điều này, nhưng mọi người đã ghi nhận xu hướng này. Và điều quan trọng nhất Bắc Kinh cũng chú ý đến điều đó. Sau cuộc họp tại Tokyo của các bộ trưởng ngoại giao QUAD, cơ quan truyền thông có ảnh hưởng lớn của Trung Quốc, tờ Global Times đã viết:

"Bốn nước đã nghiêm túc xem xét một cơ hội chiến lược để cùng nhau đối phó với Trung Quốc. Trung Quốc cần phải suy nghĩ và phản ứng một cách nghiêm túc".

Tình hình gần bờ biển Trung Quốc vẫn căng thẳng.

Thảo luận