Để lịch sử Cách mạng Tháng Tám không có khoảng trống

Trong các công trình khoa học về những sự kiện lịch sử quan trọng, đặc biệt là trong những cuốn sách dành cho đại chúng, luôn có những khoảng trống: im lặng, bỏ sót. Trong những tác phẩm về lịch sử Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam cũng có những khoảng trống như vậy.
Sputnik

Ông Grigory Lokshin, một trong những chuyên gia Việt Nam học kỳ cựu nhất của Nga, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nghiên cứu về chủ đề này trong nhiều năm. Gần đây, ông đã nói về vấn đề này tại hội thảo trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga) phối hợp Viện Nghiên cứu châu Âu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đồng tổ chức. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Lokshin bình luận về bài phát biểu của mình tại hội thảo:

Nếu như không có Cách mạng Tháng Mười sẽ không có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam

Cuộc cách mạng hòa bình độc đáo

Cách mạng Tháng Tám, một cuộc cách mạng hòa bình có một không hai trong thời đại đó, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Có rất nhiều tranh luận về việc làm thế nào những người cộng sản Việt Nam, những người đứng đầu mặt trận Việt Minh, có thể lên nắm quyền trong nước. Các nhà khoa học ở phương Tây thường nói lên quan điểm rằng, thành công của Việt Minh chỉ là một tình cờ lịch sử, một sự trùng hợp ngẫu nhiên của các sự kiện có lợi cho Đảng Cộng sản, bởi vì vào thời điểm đó ở Việt Nam đã hình thành "khoảng trống quyền lực". Về phần mình, các nhà sử học của Việt Nam và Nga đều cho rằng, cuộc cách mạng đã thành công trước hết nhờ vào sự lãnh đạo tài ba của đảng, nhờ việc vận dụng nhuần nhuyễn tình thế cách mạng trong nước, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân và tuyên truyền có hiệu quả.
Cách mạng Tháng Tám và việc Việt Nam vẫn luôn phải lấy dân làm gốc

Đúng vậy, Hồ Chí Minh và những người bạn cùng chí hướng của Người đã có những dự báo chính xác về việc chiến thắng của Liên Xô và các đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít Đức và quân phiệt Nhật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Và mọi thứ đã xảy ra như vậy. Nhưng “tình cờ lịch sử” sẽ không giúp ích được gì nếu Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh không phân tích tình hình và không xác định chính xác thời điểm tình thế cách mạng. Cuộc nổi dậy ở Việt Nam bắt đầu vào thời điểm quân Nhật bị tê liệt và quân đồng minh chưa đổ bộ. Các thế lực chống cộng ở Việt Nam cũng hoang mang và yếu ớt. Vì vậy thắng lợi của cách mạng là sự kết quả của các yếu tố khách quan và chủ quan. Và thắng lợi này là xứng đáng để trong lịch sử cách mạng không có bất kỳ khoảng trống nào, ông Lokshin nói.

Về mặt này, ông lưu ý đến một bài báo đăng ngày 10 tháng 7 năm 2020 trên Báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam, lần đầu tiên kể chi tiết về việc thiết lập quan hệ giữa Việt Minh và Hoa Kỳ cũng như về sự trợ giúp mà người Mỹ sau đó đã cung cấp cho mặt trận này.

Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên

Một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng: cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên. Một sự kiện xảy ra vào tháng 11 năm 1944 đã khẳng định điều này rất thuyết phục. Khi đó, máy bay của trung úy phi công Mỹ William Shaw đã bị quân đội Nhật Hoàng bắn rơi ở Việt Bắc, gần Tân Trào ở Cao Bằng, nơi đặt cơ quan đầu não của Việt Minh. Người phi công Mỹ được đưa đi dưới sự bảo vệ của các chiến binh Việt Minh, và Hồ Chí Minh đã trực tiếp đưa viên phi công sang trao trả cho Bộ Tư lệnh Không quân số 14 của Mỹ đang đồn trú ở Vân Nam. Hồ Chí Minh đã gặp, trao đổi với Tướng Claire Chennault, Tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc và thiết lập được mối quan hệ với Mỹ và các lực lượng Đồng minh giúp Việt Nam chống Nhật. Trước đó Việt Minh thường nhận thông tin từ đại diện quân đội của Tưởng Giới Thạch, đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến với Nhật Bản, về tình hình trên các mặt trận của Thế chiến thứ hai. Không quân Mỹ ở Trung Quốc đã hoạt động chống lại các tuyến đường cung cấp lương thực và nhiên liệu cho quân đội Nhật xâm chiếm Trung Quốc. Sự thành công phần lớn phụ thuộc vào thông tin nhận được từ các mật vụ trong quân đội Pháp tại Việt Nam. Dòng thông tin đã dừng lại sau khi người Nhật nắm toàn bộ quyền lực vào tháng 3 năm 1945. Nhưng, ngay sau đó người Mỹ bắt đầu nhận thông tin cần thiết từ tình báo của Việt Minh.

Các cố vấn Mỹ đầu tiên của Hồ Chí Minh

Các cố vấn quân sự Mỹ đầu tiên của Việt Minh là Frankie Tan và Mac Shin đã đi cùng Hồ Chí Minh từ Côn Minh trở về Tân Trào. Cả hai người đã về lại Việt Nam vào năm 1995. Mac Shin là một người Trung Quốc xuất thân từ Hồng Kông. Ông từng huấn luyện các binh sĩ điều khiển điện đài ở Côn Minh và sau đó ở Tân Trào. Năm 2008, Mac Shin, người hiện sống ở Seattle, đã được trao tặng Huân chương Hữu nghị của CHXHCN Việt Nam.

130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
Tháng 4 năm 1945, Hồ Chí Minh đã gặp, trao đổi với Tướng Claire Chennault và đạt được thỏa thuận về việc người Mỹ sẽ cung cấp vũ khí, đạn dược và thuốc men cho Việt Minh, cũng như huấn luyện quân sự cho các chiến binh Việt Minh. Khi chia tay, Hồ Chí Minh yêu cầu chụp ảnh cùng tướng Mỹ. Claire Chennault đã tặng Hồ Chí Minh ảnh có chữ ký kỷ niệm. Vị tướng không thể ngờ rằng, tại Đại hội tháng Tám ở Tân Trào, nơi quyết định vấn đề khởi nghĩa vũ trang, bức ảnh này sẽ trở thành bằng chứng có sức thuyết phục nhất về việc Hoa Kỳ ủng hộ Việt Minh.

Ngày 16 tháng 7 năm 1945, một đơn vị gồm 7 sĩ quan tình báo dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Allison Thomas đã nhảy dù xuống Tân Trào. Họ bắt đầu làm việc thường xuyên với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, huấn luyện hai trăm binh sĩ Việt Minh. Những binh sĩ này đã gây ấn tượng khó phai mờ đối với các đại biểu đại hội ở Tân Trào, các đại biểu đã nhất trí thông qua kế hoạch khởi nghĩa do Việt Minh đề ra và bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trên khắp Việt Nam đã lan rộng thông tin về sự tương tác của Việt Nam và cá nhân lãnh tụ Hồ Chí Minh với bộ chỉ huy Mỹ. Thông tin này thể hiện sự kỳ vọng lâu đời trong xã hội Việt Nam về một vị lãnh tụ có sức hút, một ngày nào đó sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Ngày 29 tháng 8 năm 1945, ông Archimedes Patti, đại diện của Cơ quan Phục vụ Chiến lược (OSS - Office of Strategic Services - tiền thân của Cơ quan Tình báo Mỹ) trở thành người nước ngoài duy nhất nghe Hồ Chí Minh đọc bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập và cùng người đó thảo luận về một số điều khoản của bản Tuyên ngôn này. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng câu trích dẫn chính xác từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ. Thiếu tá Patti là một trong số những vị khách nước ngoài được Hồ Chí Minh mời đến Quảng trường Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong số các khẩu hiệu và biểu ngữ cũng có những khẩu hiệu bằng tiếng Anh: "Hoan nghênh phái đoàn Mỹ!".

Tuy nhiên, thời kỳ thông cảm lẫn nhau sớm kết thúc. Ở giai đoạn đầu, Đảng Cộng sản và Việt Minh đã phải bảo vệ các lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám trong sự cô lập khi không có bất kỳ sự hỗ trợ vật chất và chính trị nào từ bên ngoài. Và nhiệm vụ này đã đòi hỏi sự nỗ lực, dũng cảm và cống hiến to lớn của những người cộng sản Việt Nam cũng như những ứng xử ngoại giao khôn khéo, quyết đoán, thiên tài trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, - ông Lokshin kết luận trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Thảo luận