Nghi phạm vụ MH17 phủ nhận liên lạc với quân đội Nga

MOSKVA (Sputnik) - Một trong những nghi phạm trong vụ máy bay Boeing của Malaysia bị rơi ở Ukraina năm 2014, người Nga Sergey Dubinsky, nói rằng anh ta chưa trao đổi với bất kỳ ai trong Bộ Quốc phòng Nga và lữ đoàn tên lửa phòng không Kursk về hệ thống tên lửa phòng không Buk, kể cả trước và sau vụ rơi máy bay.
Sputnik
"Tôi có thể tuyên bố một cách có trách nhiệm và thậm chí xác nhận trên giấy trắng mực đen rằng tôi không hề liên lạc với bất kỳ ai ở Bộ Quốc phòng Nga về vấn đề Boeing hoặc Buk, trước thảm kịch, cũng như sau khi vụ tai nạn đã xảy ra, hoặc sau một, hai năm. Với lữ đoàn tên lửa phòng không Kursk, nơi được cho là có hệ thống "Buk" này, tôi không hề liên lạc với bất cứ sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính hoặc trung sĩ nào cả... Tôi không liên lạc với một ai, không hề nói một lời nào cả", - Dubinsky nói khi trả lời phỏng vấn các nhà báo độc lập Bonanza Media.
Mở cuộc điều tra chống Kiev về việc không đóng cửa bầu trời trong khu vực xảy ra vụ tai nạn MH17

Như SSG đã đưa tin, Dubinsky bị cáo buộc đứng đầu Cục Tình báo Chính (GRU) tại DPR tự xưng, có biệt danh là "Khmury".

Điều trần vụ tai nạn máy bay MH17

Quá trình xét xử vụ tai nạn máy bay MH17 bắt đầu ở Hà Lan ngày 9/3/2020. Vụ án có bốn bị cáo – các công dân Nga Igor Girkin, Sergey Dubinsky, Oleg Pulatov và công dân Ukraina Leonid Kharchenko. Tại phiên tòa, Pulatov được bào chữa bởi nhóm quốc tế gồm hai luật sư Hà Lan và một luật sư Nga. Các nghi phạm còn lại bị xét xử vắng mặt.

Tai nạn máy bay Boeing gần Donetsk

Máy bay Boeing của hãng Malaysia, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bằng chuyến bay MH17, bị rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 gần Donetsk. Trên boong có 298 người, tất cả đều đãchết. Kiev cáo buộc lực lượng dân quân gây ra thảm họa, nói họ không có phương tiện để bắn hạ máy bay ở độ cao như vậy.

Hà Lan công bố chi tiết về cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay MH17

Đội điều tra chung (SSG), dưới sự lãnh đạo của Văn phòng Tổng công tố  Hà Lan, không có sự tham gia của Liên bang Nga, đang điều tra các tình huống diễn ra tai nạn. Cuộc điều tra cho rằng Boeing đã bị bắn hạ từ hệ thống tên lửa phòng không Buk, thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không thứ 53 của Lực lượng Vũ trang Nga, đóng quân tại Kursk. Theo Phó Tổng công tố viên Nga Nikolai Vinnichenko nói với Sputnik, phía Nga đã cung cấp cho Hà Lan không chỉ dữ liệu radar,  mà còn các tài liệu cho thấy tên lửa phòng không Buk bắn hạ Boeing thuộc về Ukraina, và khai hỏa từ vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát. Các nhà điều tra đã bỏ qua thông tin này.

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các cáo buộc của SSG, về sự liên quan của Nga trong vụ tai nạn máy bay Boeing của Malaysia là không có cơ sở và đáng tiếc: cuộc điều tra tỏ ra thiên vị và một chiều.

Thảo luận