Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?

Tại sao Yak-130 được chọn để cập nhật cho phi đội máy bay huấn luyện chiến đấu của Việt Nam - theo tài liệu từ Sputnik.
Sputnik

Mới đây, trên trang web ấn bản Đất Việt có bài "Hình ảnh đầu tiên của máy bay Yak-130 Việt Nam" đề cập đến việc Nga thực hiện đơn đặt hàng chế tạo máy bay huấn luyện và chiến đấu Yak-130 cho Việt Nam.

Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?

Bài báo có ảnh chụp màn hình chương trình thời sự của kênh truyền hình Nga "Rossya-1", cho thấy thân máy bay Yak-130 gần như đã hoàn thiện đứng trên đường lắp ráp của nhà máy sản xuất với các dấu hiệu đặc biệt và quốc kỳ Việt Nam được dán trên đó.

Nga sẽ trang bị 46 chiếc Su-30SM2 và Yak-130

Phóng sự của truyền hình Nga từ nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk được quay vào ngày 12 tháng 8 năm nay. Hôm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, đại tướng Sergei Shoigu, đang có chuyến công tác tới các doanh nghiệp ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga. Ông đã đến thăm nhà máy Irkutsk để kiểm tra việc thực hiện đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước về sản xuất và hiện đại hóa máy bay Yak-130 và Su-30SM cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, và sự sẵn sàng của công ty trong việc nhận các đơn đặt hàng bổ sung từ Bộ Quốc phòng. Phóng sự về chuyến đi này đã được đưa vào chương trình thời sự buổi tối của kênh truyền hình Rossya - 1. Ống kính máy quay truyền hình đã "chộp" được khoảnh khắc lắp ráp một trong những chiếc Yak-130 xuất khẩu, do quốc kỳ Việt Nam sơn trên thân chiếc máy bay chưa được lắp ráp hoàn chỉnh.

Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?

Tác giả bài viết trên tờ Đất Việt nhắc lại việc ký kết hợp đồng với Việt Nam về việc cung cấp máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 với số lượng 12 chiếc - một phi đội - truyền thông Nga đã đưa tin từ tháng 1 năm nay. Như vậy, Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ 6 đối với máy bay loại này, sau Belarus, Algeria, Bangladesh và các nước láng giềng trong khu vực - Lào và Myanmar.

Nga đã ký kết hợp đồng cung cấp khoảng 100 máy bay Yak-130

Nhiều khả năng, máy bay huấn luyện chiến đấu Nga sẽ thay thế máy bay L-39 do Tiệp Khắc sản xuất trong Lực lượng Không quân Việt nam. Những máy bay này đã lỗi thời và ngay cả khi được hiện đại hóa sâu, cũng không còn phù hợp cho việc đào tạo phi công của các "tổ hợp hàng không chiến đấu" hiện đại.

Theo quan sát của Đất Việt, thân chiếc máy bay Yak-130 lọt vào ống kính của các phóng viên truyền hình Nga tại nhà máy máy bay Irkutsk, là chiếc máy bay thứ ba trong lô sản xuất theo hợp đồng cho “Việt Nam”* (Căn cứ hình ảnh, khung thân chiếc Yak-130 tại nhà máy chế tạo hàng không Irkutsk được sơn cờ Việt Nam, chiếc phi cơ mang số hiệu nhà máy là 130.12.05-103… Như vậy đây đã là chiếc Yak-130 thứ ba của Việt Nam, hai máy bay trước đó nhiều khả năng đã hoàn thành khung vỏ và đang được lắp cánh cũng như thiết bị điện tử để tiến hành bay thử tại nhà máy trước khi chính thức bàn giao).

Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?

Chiếc máy bay mô phỏng nhiều loại khác nhau

Dù gì đi nữa, nhưng việc Việt Nam lựa chọn máy bay Nga là rất xứng đáng. Và không cần phải cố gắng vận động theo lợi ích của ai đó.

Đầu tiên, Yak-130 là phương tiện hoàn toàn do Nga sản xuất, không có bất kỳ "dấu vết" nào từ thời Liên Xô. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4 năm 1996 và được đưa vào phục vụ năm 2010. Yak - 130 là một phần của tổ hợp huấn luyện đào tạo phi công, cũng bao gồm máy bay động cơ phản lực cánh quạt huấn luyện ban đầu Yak-152 và các hệ thống mô phỏng đặc biệt.

Không quân Lào tiếp tục gia tăng số lượng Yak-130 từ Nga

Thứ hai, Yak-130 là phương tiện hai động cơ, đảm bảo an toàn hoạt động. Hai động cơ phản lực AI-222-25 với tổng lực đẩy 5,032 kgf khi cất cánh hiện được nội địa hóa hoàn toàn do Nga sản xuất, không còn linh kiện của Ukraina. Hơn nữa, theo yêu cầu của khách hàng, các động cơ này có thể được trang bị các vòi phun có véc tơ lực đẩy lệch hướng.

Thứ ba, tốc độ tối đa từ 960 km\h (với tải trọng treo ngoài) đến 1050 km / h (không có tải trọng). Tuy nhiên, là một máy bay cận âm, Yak-130 có thể "mô phỏng các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển của các máy bay khác", kể cả "siêu âm". Điều này cho phép đào tạo phi công cho một số phương tiện chiến đấu thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5 (Su-30 của Nga, Su-35, Su-57, MiG-35, F-15 của Mỹ, F-16, F-22, F-35, Rafale và Eurofighter Typhoon), mà không tiêu tốn tài nguyên một cách không cần thiết. Máy bay được trang bị buồng lái "kính" hiện đại, hệ thống điện tử hàng không, cũng như hệ thống cứu hộ đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp buộc phải rời máy bay. Bên cạnh đó, nó có thể "hoạt động" từ các sân bay được chuẩn bị kém (kể cả đường băng không trải nhựa), do trọng lượng cất cánh nhỏ — 10 290 kg.

Thứ tư, tính kinh tế khi vận hành. Thực tế là trong chuyến bay từ nhà máy ở Irkutsk (Đông Siberia) đến nơi phục vụ (phía Nam Liên bang Nga), Yak-130 đã bay được quãng đường dài 4 561 km, tiêu thụ chưa đến 7,5 tấn nhiên liệu.

Trên mạng xuất hiện video quay ba chiếc Yak-130 mang biển hiệu của Lào

Và cuối cùng, Yak-130 có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành máy bay tấn công hạng nhẹ, có khả năng mang tải trọng chiến đấu lên đến 3 tấn, thực hiện các cuộc tấn công tên lửa và bom vào các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên không tốc độ thấp: UAV, máy bay vận tải, trực thăng. Tổ hợp vũ khí trang bị bao gồm tên lửa không đối không dẫn đường R-73/74, tên lửa không đối đất không điều khiển S-8, S-13, S-25OFM, các loại bom thông thường và hiệu chỉnh lên đến 500 kg.

Tính linh hoạt của Yak-130 khiến nó trở thành một tổ hợp máy bay huấn luyện chiến đấu tiết kiệm chi phí, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngân sách quân sự tương đối nhỏ. Theo kênh truyền hình quân sự "Zvezda" của Nga, ước tính giá thành cho một chiếc xuất khẩu vào khoảng 15 triệu USD, với dự trữ 10.000 giờ bay, phạm vi bay (không thùng dầu phụ) lên đến 2000 km, trần bay thực tế lên đến 12,5 km.

Theo nhận định của Đất Việt, "việc mua máy bay huấn luyện Yak-130 tiên tiến có thể được coi là bước đầu tiên của Không quân Việt Nam hướng tới việc đặt hàng các máy bay chiến đấu hiệu quả cao như Su-30SM hay Su-35S và Su-57".

Su-57 phiên bản xuất khẩu trang bị trong Không quân Việt Nam? Hoàn toàn có thể. Và Yak-130 sẽ trở thành "bước đệm" để tiến lên thế hệ máy bay thứ 5 dành cho các phi công trẻ.

Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?
Thảo luận