Mỹ sử dụng "tiêu chuẩn kép" khi kiểm soát xuất khẩu công nghệ

Xuất khẩu của Hoa Kỳ phụ thuộc vào lợi ích địa chính trị. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia bình luận về việc Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến chấp thuận việc bán UAV trinh sát quân sự công nghệ cao cho Đài Loan. Theo ý kiến của chuyên gia, thỏa thuận này là một phần trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đại lục.
Sputnik

Không giống như Ấn Độ, Đài Loan sẵn sàng mua các máy bay không người lái của Mỹ

Vào tuần này, Hoa Kỳ có thể công bố tin về thỏa thuận đầu tiên bán các máy bay không người lái tinh vi sau khi nới lỏng các quy định ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Quốc hội đã vượt qua một rào cản quan trọng. Thỏa thuận về việc bán 4 máy bay không người lái MQ-9 SeaGuardian cho Đài Loan đang trong giai đoạn phê duyệt cuối cùng, Reuters đưa tin. Cùng với bốn UAV trinh sát có khả năng thực hiện nhiệm vụ yểm trợ bằng hỏa lực cho quân đội, Đài Loan sẽ được cung cấp trạm điều khiển mặt đất, linh kiện phụ tùng, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật. Thương vụ này trị giá 600 triệu USD.

Trump sẽ ghi điểm chính trị bằng cách tăng áp lực lên Trung Quốc?

Nói chung, trong tương lai gần, Đài Loan sẽ thanh toán cho các đơn hàng vũ khí mới từ Mỹ trị giá 5 tỷ USD. Chính quyền của hòn đảo này phải trả giá đắt cho việc phát triển quan hệ với nước đồng minh. Ngay cả một số cường quốc châu Á xem đó là không thể chấp nhận được. Ví dụ, tờ India Today số ra ngày 3 tháng 11 đã đưa tin rằng, Ấn Độ đình chỉ hợp đồng mua 30 máy bay không người lái chiến đấu của Mỹ trị giá 3 tỷ USD do giá mua và chi phí bảo trì quá cao. Trong khi đó, sáu chiếc UAV MQ-9B SeaGuardian đầu tiên do hãng General Atomics sản xuất (cũng như trong thỏa thuận với Đài Loan) sẽ được giao trong những tháng tới. Tổng cộng chi phí cho hợp đồng này vào khoảng 600 triệu USD bao gồm 6 máy bay không người lái. Nhưng, trong trường hợp tốt nhất, Ấn Độ chỉ có thể xem xét khả năng thuê trong ba năm hai chiếc máy bay không người lái phiên bản sửa đổi để đào tạo các phi công điều khiển UAV.

Ấn Độ đình chỉ thỏa thuận này bất chấp sức ép mạnh mẽ từ phía Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã cố gắng đạt đến thỏa thuận  bán UAV cho Ấn Độ tại cuộc gặp cao cấp "2+2" diễn ra gần đây ở New Delhi, nhưng, kế hoạch của họ đã thất bại.

Mỹ sử dụng "tiêu chuẩn kép" khi kiểm soát xuất khẩu công nghệ

Mỹ sử dụng "tiêu chuẩn kép" trong xuất khẩu

Vào mùa hè năm nay, Hoa Kỳ đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, kết quả là tập đoàn này gần như không thể mua chipset và các thành phần cần thiết khác từ các đối tác của mình ở Hoa Kỳ. Các nhà chức trách Mỹ đã buộc Công ty TNHH Sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới - ngừng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei. Thao túng các quy tắc kiểm soát xuất khẩu là một phần trong chính sách địa chính trị của Hoa Kỳ, - ông Oleg Matveychev, giáo sư tại Trường Kinh tế Cao cấp của Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

"Vì thế mà Nga có Crưm." Người Trung Quốc nói về tình hình với Đài Loan
“Mỹ đã áp lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao cho Trung Quốc. Trong điều kiện cuộc chiến thương mại do Trump phát động chống lại Trung Quốc, phía Mỹ đưa ra các loại hạn chế để đối thủ cạnh tranh bị tụt hậu về công nghệ. Thiết bị công nghệ cao chỉ được bán cho các đồng minh của Hoa Kỳ, mà Đài Loan được xếp vào danh sách này, còn Trung Quốc đại lục được gọi là kẻ thù. Xuất khẩu công nghệ đang được Mỹ sử dụng như một công cụ để tiếp tục cuộc chiến thương mại hỗn hợp chống lại Trung Quốc”.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc Hoa Kỳ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu có mục tiêu và để không phụ thuộc vào công nghệ và nhà cung cấp của Hoa Kỳ, Huawei đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chíp riêng tại Thượng Hải. Tờ Financial Times số ra ngày 2 tháng 11 đưa tin này, trích dẫn các nguồn thạo tin. Ngoài các sản phẩm cho cơ sở hạ tầng viễn thông, nhà máy mới có thể sản xuất chip cho TV thông minh và các thiết bị IoT.

Thảo luận