Khi Việt Nam đang đi trước thế giới

Nhấn mạnh thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 2-3% trong năm nay 2020 và đạt 5 -6,55% vào năm sau 2021.
Sputnik

Đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang đi trước thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới cũng phân tích một số giải pháp mà WB hướng đến nhằm giúp Việt Nam định vị và nắm lợi thế trong nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam đang đi trước thế giới trong cuộc chiến với Covid-19

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) tại Việt Nam khẳng định việc Việt Nam đang làm rất tốt việc kiểm soát đại dịch Covid-19 không chỉ là thành công về mặt y tế sức khỏe, mà còn đóng góp them chốt vào tăng trưởng kinh tế cũng như quảng bá hình ảnh về đất nước Việt Nam.

WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng

Theo vị chuyên gia, đến thời điềm này, có thể khẳng định, Việt Nam đang đi trước thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch do coronavirus gây nên.

Bà Turk lấy dẫn chứng cho tuyên bố của mình bằng việc viện dẫn những thông tin cập nhật mới về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Giám đốc WB cho rằng, việc Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh được thể hiện qua việc quốc gia này không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng trong hai tháng gần đây.

Đại diện Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với TTXVN rằng, đó là một bước tiến đáng kinh ngạc nếu so sánh với tình hình thế giới.

Trên đà kiểm soát được đại dịch SARS-CoV-2, kinh tế Việt Nam có cơ hội trở lại hồi phục và bắt đầu guồng quay trước nhiều nước trên thế giới. Đây là tiền đề quan trọng.

“Việt Nam đã cho thấy sự “dẻo dai tương đối” khi ghi nhận tăng trưởng kinh tế dương trong khi nhiều nước khác không thể”, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới khẳng định.

Việt Nam và cơ hội rất lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Theo đó, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức khoảng 2-3% trong năm nay và 5-6,5% trong năm 2021.

Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19

Cùng với đó, Giám đốc WB Carolyn Turk đánh giá rằng việc kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 sẽ là công cụ quảng bá tốt nhất cho Việt Nam.

“Việt Nam đã có thể khôi phục các hoạt động kinh tế trong khi các nước khác chỉ có thể mở cửa trở lại từng phần”, chuyên gia nhấn mạnh, nêu bật lợi thế cạnh tranh của quốc gia Đông Nam Á này.

Lãnh đạo WB tại Việt Nam nhận định thêm rằng, trong bối cảnh các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang mong muốn tìm kiếm một “cứ điểm”, “bến đỗ” có khả năng đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất, thì Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Làm thế nào để duy trì lợi thế trong tương lai?

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng thẳng thắn đánh giá, giữa bối cảnh tình hình thế giới còn rất khó đoán định, những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn này có thể sẽ mất đi khi các quốc gia khác bắt đầu quay trở lại trạng thái bình thường.

Kinh tế Việt Nam vượt qua đáy, tăng trưởng tín dụng tích cực

Trong trường hợp đó, vấn đề cần phải suy nghĩ và tính toán chính là làm thế nào để Việt Nam duy trì được những lợi thế đó trong tương lai?

“Việt Nam có thể là nước đầu tiên quay trở lại quỹ đạo phục hồi, song điều quan trọng là phải kết hợp quá trình phục hồi đó với các biện pháp cải cách và có những hành động, chính sách nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh khi các quốc gia khác cũng quay trở lại trạng thái bình thường”, bà Carolyn Turk bày tỏ.

Bên cạnh đó, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam cũng cho rằng tình hình thế giới hiện rất khó lường và tiềm ẩn những rủi ro nhất định, do đó Việt Nam cần kiểm soát những rủi ro này một cách chủ động nhất có thể.

Nhận định về những thách thức rủi ro này, bà Turk phân tích, đầu tiên, có thể cân nhắc đến thực tế rằng mặc dù ghi nhận tăng trưởng, song tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đều đã chịu ảnh hưởng nhất định từ các biện pháp hạn chế, cách ly xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh do coronavirus lây lan cũng như xu thế suy thoái của kinh tế toàn cầu.

Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, những hệ quả, tác động này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường lao động với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn dự phòng của họ bị thu hẹp, mặc dù các công ty vẫn mở cửa hoạt động nhưng thu nhập thực tế đều giảm.

“Điều này sẽ tác động đến nguồn vốn dự trữ của doanh nghiệp và làm hạn chế khả năng đối phó với rủi ro cũng như các vấn đề có thể nảy sinh”, Giám đốc Carolyn Turk khẳng định.

Ngoài những yếu tố trên, theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng cần phải tính đến cả rủi ro tài khóa cũng.

Liệu kinh tế Việt Nam có thể “lập kỳ tích thế giới”?

Bà Turk phân tích, thực tế là không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng nguồn thu ngân sách giảm trong khi nhu cầu chi tiêu và đầu tư gia tăng để ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.

“Nếu tình trạng này tiếp diễn, áp lực tài khóa sẽ là rất lớn”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Cùng với những thách thức nêu trên, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đề cập đến một rủi ro khác đó là áp lực trong lĩnh vực tài chính.

Cụ thể, khi doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn về dòng tiền, họ sẽ gặp khó trong việc trả nợ.

“Chính phủ Việt Nam cũng nên quan tâm đến các nguy cơ có thể phát sinh từ đói nghèo và rủi ro xã hội, đồng thời đảm bảo rằng nhóm người dễ bị tổn thương phải được bảo vệ”, vị chuyên gia bày tỏ.
WB hỗ trợ Việt Nam những gì?

Thông tin về hàng loạt chính sách hỗ trợ của WB trong thời gian tới đối với Việt Nam, bà Carolyn Turk cho biết cơ quan này đang thực hiện một chương trình hỗ trợ cho Việt Nam với 39 dự án và số vốn lên tới 7 tỷ USD.

Nền kinh tế Việt Nam trong cú sốc Covid-19: Tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao

Ngoài ra, theo bà Turk, Ngân hàng Thế giới cũng sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp các nghiên cứu, phân tích dữ liệu nhằm giúp chính phủ chuẩn bị cho những rủi ro cũng như các tình huống khác nhau, kịch bản khác nhau.

Cùng với đó, vị Giám đốc khẳng định, WB cũng sẵn sàng hỗ trợ thêm các khoản đầu tư giúp tăng cường khả năng phục hồi trong tương lai.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nêu lên vấn đề nổi cộm tại Việt Nam hiện nay – chuyện thời gian qua đã làm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như lãnh đạo nhiều cơ qua “đau đầu” chính là chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Để những phương án hỗ trợ của WB mang lại hiệu quả tốt nhất, Bà Turk nhấn mạnh mong muốn khoản đầu tư của Tổ chức này sẽ được thực hiện và giải ngân với tiến độ nhanh hơn.

“WB nhận thấy tốc độ giải ngân vốn cho các dự án của WB ở Việt Nam hiện chậm hơn so với các quốc gia khác trên thế giới”, bà Carolyn Turk bày tỏ.

Dẫn chứng cho điều mình nói, vị chuyên gia lấy dẫn chứng, thời gian từ khi phê duyệt dự án đến lần giải ngân đầu tiên mất trung bình 19 tháng và khoảng thời gian này cần được rút ngắn hơn nữa.

World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới

Tuy nhiên, chuyên gia Carolyn Turk cũng bày tỏ, trong những tháng gần đây, tiến độ giải ngân các khoản đầu tư công tại Việt Nam đang tăng tốc. Do đó, cá nhân bà rất mong muốn những khoản đầu tư khác, chẳng hạn như các dự án được tài trợ bằng vốn ODA, cũng sẽ tăng tốc như vậy.

“Đây là thời điểm cần đẩy nhanh đầu tư để hỗ trợ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế”, chuyên gia nhấn mạnh.

Ngoài những phân tích trên, theo Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, việc quản lý vốn ODA có thể được cải thiện thông qua sự phân chia rõ ràng giữa vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, bên cạnh việc phân quyền phê duyệt xuống các cấp thấp hơn trong một số vấn đề, nhằm rút ngắn thời gian chờ cấp phép và giải ngân các dự án trong thời gian tới.

Việt Nam được đánh giá là sử dụng hiệu quả vốn tài trợ của WB

Trước đó, ngày 21/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

Trong buổi làm việc này, bà Turk khẳng định, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng cung cấp hỗ trợ về vốn, chuyên gia, tư vấn chính sách cho Việt Nam.

Giám đốc Carolyn Turk tại Việt Nam nêu rõ, WB đã có sẵn nguồn lực hỗ trợ cho Việt Nam, kể cả nguồn vốn và thủ tục mua vaccine phòng Covid-19 trên quy mô lớn.

Về các chương trình, dự án của WB trong năm 2021, chuyên gia này nêu rõ, WB có 4 chương trình, dự án ở Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng các dự án sớm được trình Chính phủ để phê duyệt.

Bà Carolyn Turk mong WB sẽ tham gia sâu hơn về tư vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam trong vấn đề liên quan vay và sử dụng vốn ODA. Bà cũng mong được học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam kiềm chế nhanh chóng dịch Covid-19,

“WB rất quan tâm hợp tác với Việt Nam trong vấn đề quy hoạch phát triển điện”, bà Turk cho hay.

Đáp lại thiện ý của bà Turk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ, các bộ ngành mong nhận được tư vấn chính sách từ WB, đặc biệt là vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô.

Lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới: Việt Nam muốn tự chủ

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh WB đã có sáng kiến hỗ trợ các quốc gia phòng chống lại đại dịch Covid-19, đặc biệt cơ quan này đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoản trị giá 6,2 triệu USD đã được ký tiếp nhận vào cuối tháng 7.

Thủ tướng Việt Nam đánh giá cao WB phê duyệt gói hỗ trợ 12 tỷ USD cho các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam để mua và triển khai vaccine phòng dịch, đồng thời đề nghị WB làm việc với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để các cơ quan báo cáo lên Thủ tướng xem xét, quyết định.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc mong bà Carolyn Turk sẽ đồng hành với Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi nền kinh tế. Nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị vị chuyên gia chia sẻ một số nhận định, đánh giá của WB về triển vọng kinh tế trong khu vực.

Việt Nam được đánh giá là sử dụng hiệu quả vốn tài trợ của WB, hầu hết các dự án đã kết thúc tại Việt Nam xếp hạng khá tốt.

Trong buổi gặp gỡ với Giám đốc WB tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị WB tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị tốt các chương trình, dự án có chất lượng thực sự hiệu quả, cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực đầu tư phát triển cho Việt Nam thời gian tới.

Thảo luận