Nền kinh tế Việt Nam trong cú sốc Covid-19: Tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao

© Ảnh : Phan Tuấn Anh - TTXVNNghề dệt thổ cẩm đem lại nguồn kinh tế cho đồng bào dân tộc Lào ở xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (ảnh tư liệu).
Nghề dệt thổ cẩm đem lại nguồn kinh tế cho đồng bào dân tộc Lào ở xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (ảnh tư liệu). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Là một trong những nền kinh tế mở, dễ bị tổn thương bởi những cú sốc như khủng hoảng đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam thấp nhất trong 10 năm qua, GDP Việt Nam quý III chỉ tăng 2,62%. Tuy nhiên, vẫn có những thành công lớn đáng khen ngợi.

Tuy nhiên, cũng theo Tổng cục Thống kê, tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết sức để vượt qua cú sốc Covid-19.

GDP Việt Nam quý III tăng 2,62%

Sáng nay 29/9, Tổng Cục Thống kê vừa tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và xu hướng suy thoái chung của kinh tế thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với nông dân. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Nông nghiệp và nông thôn là trụ đỡ nền kinh tế Việt Nam

Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin với báo giới cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III của Việt Nam ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng cục trưởng nhấn mạnh, đây là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm nay thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng vẫn có những thành công lớn nhất định.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã gây ra một cú sốc lớn làm kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy thoái sâu và nghiêm trọng, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 9 tháng năm 2020 tiếp tục duy trì được ổn định”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng của Việt Nam tăng 2,93%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%, khu vực dịch vụ tăng 2,75%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,7%.

Đối với sử dụng GDP quý III năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước, tích lũy tài sản tăng 5,79%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,86%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,88%.

“GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (quý I tăng 3,68%, quý II tăng 0,39%, quý III tăng 2,62%), cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết.

Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Chính phủ, các lĩnh vực kinh tế - xã hội đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, nhiều ngành sản xuất kinh doanh có sự khởi sắc.

Dây chuyền sản xuất bao, túi đựng chuyên dụng của Công ty Kohsei Multipack Việt Nam tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đủ năng lực, sáng tạo và khôn ngoan để vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

Theo vị lãnh đạo này, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%, khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì mức tăng GDP 2,12% đã là một “thành công lớn” của Việt Nam trong việc thực hiện cùng lúc hai mục tiêu kép - phòng chống dịch bệnh do coronavirus và khôi phục, phát triển kinh tế trong giai đoạn vô cùng khó khăn này.

Về cơ cấu nền kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm nay, bà Hương thông tin, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,05%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,16%, khu vực dịch vụ chiếm 42,73%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,06%. Trong khi đó, theo bà Hương, cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,21%, 33,97%, 42,75%, 10,07%).

Cũng theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, dịch vụ cũng chịu mức tăng thấp nhất so với nhiều năm qua do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng, vẫn có những lĩnh vực duy trì tăng trưởng dương. Trong đó, bán buôn và bán lẻ tăng gần 5%, hoạt động tài chính - ngân hàng - bảo hiểm tăng 6,68%. Trong khi đó, như đã thấy thực tế thời gian qua ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm hơn 17% vì những biện pháp hạn chế và cách ly xã hội liên quan đến đại dịch SARS-CoV-2.

Việt Nam xuất siêu gần 17 tỷ USD, thu hút 21,2 tỷ USD vốn FDI

Cũng tại buổi họp báo này, đại diện Tổng cục Thống kê thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong cả nước.

Cụ thể, Tổng cục cho biết, số đơn vị thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng vẫn tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, chịu ảnh hưởng từ đại dịch nhưng đa số doanh nghiệp chọn tạm ngừng kinh doanh, thay vì rời khỏi thị trường. Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp thuộc trường hợp này tăng tới 82%, đạt 38.700 doanh nghiệp.

Công nhân Việt Nam tại nhà máy - Sputnik Việt Nam
«Thời hoàng kim» của nền kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài bao lâu?

Ngoài ra, cả nước có 10.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 với số vốn đăng ký 203.300 tỷ đồng, giảm 23,1% về số doanh nghiệp và giảm 29,6% về vốn đăng ký.

Tính chung 9 tháng, có 99.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1,42 triệu tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,4 tỷ đồng.

Từ đầu năm, cả nước có thêm 34.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, 38.600 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 27.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 12.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và 36.500 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Như vậy, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ thủ tục giải thể giảm 2,4%, còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể chỉ tăng 0,1%. Theo khảo sát, gần 46% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá xu hướng quý cuối năm sẽ tốt hơn, 19% dự báo khó khăn và 35,4% dự báo ổn định.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,01% so với tháng 12/2019, đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Lý giải về nguyên nhân CPI tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, Tổng cục Thống kê cho hay chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục (việc điều chỉnh tăng học phí trong tháng 9), giá điện sinh hoạt (sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt tăng trong tháng 8/2020) và giá gạo trong nước tăng do nhu cầu tiêu dùng nội địa.

“Trong mức tăng 0,12% của CPI tháng 9 so với tháng trước, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất. CPI bình quân 9 tháng tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019”, Tổng cục Thống kê nêu rõ.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 389 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới: Việt Nam muốn tự chủ

Trong đó, xuất khẩu đạt 203 tỷ USD, nhập khẩu đạt 186 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam cũng xuất siêu gần 17 tỷ USD thời gian qua.

Vốn được nhiều chuyên gia quốc tế dự báo trước, Việt Nam giống như “thỏi nam châm” hút vốn FDI, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 21,2 tỷ USD, mặc dù giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đây là tình hình chung của khu vực và thế giới.

Điều đáng nói là Việt Nam thu hút được một số dự án công nghệ rất có triển vọng và vừa được dự báo sẽ cùng Thái Lan thành công xưởng - trung tâm sản xuất máy tính xách tay của thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, trong số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, có 1.947 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,4 tỷ USD.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng cao

Cũng tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại của nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam: Dù WTO có sóng gió, Cộng đồng Kinh tế ASEAN vẫn là nơi chốn bình yên

Theo Tổng cục trưởng, tại thị trường trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại.

“Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao”, Tổng cục thừa nhận.

Ngoài ra, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng của Việt Nam cũng giảm đi.

Trước tình hình này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội.

Bão “Doksuri”  - Sputnik Việt Nam
Kinh tế xanh – giải pháp cho Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á

 “Cả hệ thống chính trị Việt Nam” hiện đang nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
“Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định.

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, đây cũng là sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

 Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала