"Đại bàng trắng" trong quân đội Việt Nam. Lựa chọn hợp lý?

Việt Nam có kế hoạch hiện đại hóa hơn nữa binh chủng xe tăng của mình. Theo báo Đất Việt, trong thời gian tới, Việt Nam có thể mua một lô xe tăng T-72MS của Nga. Sputnik mời một chuyên gia Nga về kỹ thuật thiết giáp bình luận về thông tin này.
Sputnik

Tác giả bài báo "Việt Nam chuẩn bị tiếp nhận xe tăng T-72MS "Đại bàng trắng" cho biết hiện nay lực lượng xe tăng Việt Nam (chỉ tính đến "xe tăng chiến đấu chủ lực" không có khả năng lội nước) được đại diện bởi hai loại xe: T -54M, hiện đại hóa theo công nghệ Israel, và T-90S / SK hiện đại của Nga. Và tác giả buộc phải thừa nhận: dù có hiện đại hóa chiếc T-54 huyền thoại, từ những năm 1950 như thế nào đi nữa, vẫn có một "khoảng cách" rõ ràng về niên đại và công nghệ với chiếc T-90S, "ra đời" năm 2001.

Nga nói về kế hoạch hiện đại hóa xe tăng T-72

Sẽ rất khó để ngay cả một đội xe dày dặn kinh nghiệm chuyển từ việc điều khiển chiếc xe tăng cũ sang xe thế hệ mới. Nhưng nếu như những người lính nghĩa vụ bình thường đột nhiên xuất hiện nhu cầu như vậy? Do đó, tác giả bài báo trên Đất Việt tin rằng, giữa T-54M và T-90S cần có một "liên kết trung gian", một loại "cầu nối" ** (Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng so với T-90S/SK thì chênh lệch sức mạnh với T-54M vẫn còn quá lớn, cho nên rất cần phải có "cầu nối").

Xe tăng lớp T-72 nên trở thành một loại "cầu nối" như vậy. Lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, xe đã trải qua một số nâng cấp đáng kể, được xuất khẩu và sản xuất ở nước ngoài theo giấy phép. T-72 đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột quân sự khu vực, thể hiện mình là một chiến binh đáng gờm (nếu đội xe đào tạo đủ tiêu chuẩn, can đảm và có động lực). Những phiên bản sửa đổi mới nhất của T-72 vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay, không chỉ phục vụ trong quân đội Nga.

Việt Nam xây xong tượng đài xe tăng T-90 của Nga

Lực lượng tăng Việt Nam làm quen với xe tăng T-72B3 tại "Tank Biathlon-2018", làm chủ chiếc xe và hai năm sau đã "về đích" giành chiến thắng tại cuộc thi quốc tế tiếp theo của lính tăng. Chắc chắn thực tế này đã được giới lãnh đạo nhà nước và quân đội Việt Nam tính đến. Hơn nữa, nước Lào láng giềng của Việt Nam trong khu vực gần đây đã nhận được một lô xe T-72 từ Nga.

Đánh giá về công bố trên Cổng thông tin điện tử Đất Việt (tác giả tham khảo số liệu của tạp chí Tạp chí Cộng sản), vấn đề nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng thiết giáp đã được thảo luận ở cấp rất cao. ** ("Tham mưu có hiệu quả cho Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Binh chủng về CTKT, tập trung vào nhiệm vụ mua sắm, cải tiến hiện đại hóa xe tăng thiết giáp; huấn luyện khai thác làm chủ VKTBKT mới (xe tăng T-90S/SK, T-72MS...).

"Đại bàng trắng" trong quân đội Việt Nam. Lựa chọn hợp lý?

Rẻ hơn, nhưng không hề kém hiệu quả

Rõ ràng, sự lựa chọn được đưa ra thiên về phiên bản "Đại bàng trắng" T-72MS, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm "Công nghệ Kỹ thuật" vào tháng 6 năm 2012. Xe có "biệt danh" như vậy vì bản demo thực sự được sơn màu trắng! T-72MS là một lựa chọn nâng cấp không tốn kém từ xe tăng T-72B. Giá gần bằng một nửa so với T-90, và sức mạnh hỏa lực thì không thua kém, hay kể cả so với "người anh e" T-72B3 "tân tiến" hơn. Xe được trang bị pháo nòng trơn 2A46M 125 mm với bộ nạp tự động, có khả năng sử dụng đạn APPS, HEAT, HE hoặc tên lửa chống tăng dẫn đường. Ngoài ra còn có súng máy 7,62 mm đồng trục và súng máy Kord 12,7 mm điều khiển từ xa. Xe tăng được trang bị ống ngắm ảnh nhiệt đa kênh Sosna-U do Belarus sản xuất, máy tính đường đạn và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động không chỉ cho pháo mà còn cho súng máy 12,7 mm. T-72MS có thể được trang bị ba phiên bản động cơ turbodiesel V12 đa nhiên liệu: V-84MS (840 mã lực), V-92 (1000 mã lực) và thậm chí là V-92S2F (1300 mã lực). Tức là xét về khả năng dự trữ sức mạnh, động lực học và tốc độ trung bình khi hành tiến, T- 72MS thực tế cũng không thua kém "T-90".

Đội xe tăng của Việt Nam đã về nhất trong trận chung kết bảng 2 của Tank Biathlon tại ARMY-2020

Điểm yếu có thể khắc phục

Nhưng T-72MS có một nhược điểm mà tác giả bài báo trên Đất Việt chỉ ra: ** Không giống như T-72B3 và T-90S, nó có khả năng tự bảo vệ kém hơn. (So sánh với T-72B3 hay T-90S thì T-72MS có mức độ bảo vệ không bằng khi giáp phản ứng nổ của xe vẫn là Kontakt 1 với các khối nổ 4S20 lạc hậu chỉ chống được đạn xuyên lõm truyền thống…) Thật vậy, giáp bảo vệ chủ động (DZ) "Kontakt 1 chống được các loại đạn tích lũy động năng cổ điển, nhưng có thể không chống lại các mẫu đạn xuyên giáp "cỡ nòng nhỏ" mới nhất và tên lửa chống tăng có đầu đạn tích lũy "song song"*.

Tuy nhiên, có thực sự đáng thất vọng như vậy không? Sputnik đã đề nghị chuyên gia - Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc", cựu sĩ quan xe tăng Viktor Murakhovsky - bình luận về kế hoạch nâng cấp đội xe tăng Việt Nam.

"Nga sẵn sàng cung cấp cho các đối tác tin cậy của mình trong hợp tác quân sự - kỹ thuật xe tăng T-72 và T-90 với nhiều cấu hình khác nhau. Mức độ hiện đại hóa và thiết bị máy móc được quyết định theo mong muốn và khả năng tài chính của của đối tác, - chuyên gia nhấn mạnh. - Nhưng trang bị trên T-90 có thể là quá mức cần thiết đối với một khách hàng cụ thể. Do đó, có những lựa chọn đơn giản hơn - trên "nền tảng" T-72. Không nghi ngờ gì nữa, T-72MS rẻ hơn đáng kể so với T-90MS. Hơn nữa, tôi không đồng ý với tác giả Việt Nam ở điểm: cỗ máy này có thể được bảo vệ đầy đủ. Thay vì Kontakt-1, xe có thể được trang bị giáp hiện đại hơn, giống như trên phiên bản sửa đổi mới nhất T-72B3M. Tất nhiên, T-72MS sẽ không thể đạt được mức độ bảo vệ của T-90 , vì để làm được điều này cần phải thay đổi cả thân xe và tháp pháo. Nó sẽ không còn là T-72 nữa".

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng Việt Nam cũng không nên cho "nghỉ hưu" những chiếc xe tăng cũ.

Đua xe tăng: Việt Nam sẽ đưa T-54M3 đi thi đấu ở Nga?
"Nga đã phát triển các phương án hiện đại hóa sâu xe tăng T-54/55. - Victor Murakhovsky nói. - Chúng được trang bị giáp bảo vệ chủ động, có khả năng bắn tên lửa dẫn đường. Điều chính là mong muốn của khách hàng. Và từ góc độ chuyên môn, việc đảm bảo hiệu quả chiến đấu của những "cựu binh" này là ở mức có thể chấp nhận được".

Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng phần lớn số T-90S mà Việt Nam mua đã được đưa vào niêm cất và được lên kế hoạch chỉ sử dụng "như một biện pháp cuối cùng". Không thể loại trừ khả năng Việt Nam mua T-72MS nhằm tìm kiếm một "phương tiện huấn luyện" rẻ tiền. Sau khi học tập và sử dụng thành thạo, đội xe sẽ có thể tiến gần đến việc làm chủ xe tăng T-90S mà không lãng phí nguồn lực của một phương tiện chiến đấu đắt tiền.

"Để huấn luyện kíp lái, sẽ rẻ hơn nếu mua các thiết bị mô phỏng xe tăng T-90, từ những thiết bị cơ điện đơn giản nhất cho đến gần như bắt chước hoàn toàn một cỗ máy thực, máy tính-kỹ thuật số, được trang bị chức năng thực tế ảo 3D, - Viktor Murakhovsky cho biết. - Và việc sử dụng T-72MS để huấn luyện cho T-90S không phải là một cách tiếp cận chuyên nghiệp. Nếu cần phải đào tạo, thì tốt nhất là trên một chiếc xe thực cùng loại. Không phải ngẫu nhiên mà trong Quân đội Liên Xô và các Lực lượng vũ trang hiện đại của Nga, có hai nhóm xe nổi bật trong đội hình chung. Đầu tiên là xe chiến đấu, được bảo tồn để sử dụng trong trường hợp chiến tranh. Chúng đứng trong nhà, được bảo dưỡng niêm phong, và chỉ dùng để tham gia các cuộc tập trận lớn. Thứ hai là xe để huấn luyện chiến đấu, tập luyện hàng ngày và đào tạo kíp lái".

Có thể thấy, việc phía Việt Nam lựa chọn T-72MS là hợp lý và hoàn toàn xứng đáng. Việc sử dụng chúng như thế nào là tùy thuộc vào chỉ huy của lực lượng thiết giáp Việt Nam.

Thảo luận