Không nhiều người tin Việt Nam làm được 5G

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, không nhiều người tin Việt Nam làm được công nghệ 5G.
Sputnik

Việt Nam trước đó đã tuyên bố làm chủ công nghệ 5G đồng thời lên chiến lược thương mại hóa 5G, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tắt sóng 2G/3G.

Open Summit 2020: “Công nghệ phải rẻ như không khí”

Ngày 18/11, Diễn đàn công nghệ mở Việt Nam (Open Summit 2020) mang chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia” được tổ chức theo sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT).

Vì sao Việt Nam cần công nghệ 5G?

Tham dự và phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay công nghệ thông tin, công nghệ số đã, đang và sẽ thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, trở thành không khí thở của con người.

Vì thế, theo người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, công nghệ thông tin, công nghệ số phải rẻ như không khí. Và cách để đạt được điều đó là công nghệ mở.

Bộ trưởng nhấn mạnh, công nghệ mở ngày nay không còn chỉ là mã nguồn mở, mà còn là kiến trúc mở và chuẩn mở, và đi cùng công nghệ mở sẽ là văn hóa mở.

“Tất cả chúng ta cùng đóng góp phát triển công nghệ, cùng chia sẻ sử dụng công nghệ. Từ đó, giá công nghệ sẽ rất rẻ”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng.

Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, công nghệ thông tin công nghệ số hiện nay đã trở thành nền tảng của kinh tế - xã hội.

“Cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là cuộc di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo, nhưng tất cả các quốc gia đều lo lắng về an ninh mạng. Niềm tin sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển này”, Bộ trưởng nhận định.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, các quốc gia chỉ có thể có niềm tin này khi công nghệ họ sử dụng là công nghệ mở.

Bộ trưởng cho rằng, công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng.

Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN

Theo đó, công nghệ mở được hiểu là mọi người được tự do truy cập, sử dụng, phân phối, chia sẻ công nghệ nhằm làm chủ phát triển sản phẩm, giảm chi phí, huy động cộng đồng.

Việt Nam quyết lọt Top thế giới về làm chủ công nghệ 5G

Tư lệnh ngành thông tin và truyền thông lấy ví dụ, khác lúc trước, việc mua một “Black Box” từ một quốc gia khác và phó mặc số phận của quốc gia mình cho một quốc gia khác.

Ông Hùng nhấn mạnh, hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia.

“Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng chuẩn mở”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, không một công ty nào, một tập đoàn đa quốc gia nào, dù quy mô to đến đâu, có thể giải quyết mọi bài toán, đáp ứng mọi nhu cầu thay đổi.

“Không ai có thể hiểu bài toán, vấn đề của mình hơn chính mình và vì thế, chúng ta sẽ là người tốt nhất để giải bài toán của mình”, nhà lãnh đạo tự tin nói.

Việt Nam bước vào cuộc đua công nghệ 5G
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, sự sáng tạo toàn dân chỉ có thể xảy ra khi công nghệ là mở. Theo Bộ trưởng, công nghệ mở sẽ khai phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Mỗi người đứng trên vai những người khác để phát triển và từ đó tạo ra một mặt bằng cao hơn cho những người khác trong xã hội công nghệ.

Ông Hùng lấy ví dụ dẫn chứng, trong đại dịch Covid-19 ở Việt Nam, rất nhiều ứng dụng số “Make in Vietnam” như có Bluezone, giải pháp Hội nghị trực tuyến CoMeet”, đã được mở mã nguồn hoặc phát triển rất nhanh trên nền nguồn mở, góp phần chống dịch bệnh và đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Rất ít người tin Việt Nam làm được 5G

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hũng nêu rõ, việc nghiên cứu sản xuất thiết bị dựa trên công nghệ mở cũng sẽ cho phép các doanh nghiệp công nghệ hợp tác, kết hợp sức mạnh của nhau để đi nhanh hơn, chuyên sâu hơn để công nghệ xuất sắc hơn.

“Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G, mặc dù xuất phát của Việt Nam là thấp, nhưng cả trong nước và nước ngoài, từng có rất ít người tin rằng Việt Nam có thể làm được”, Bộ trưởng cho biết.

Tuy vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hai doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam là Viettel và Vingroup, sau một thời gian độc lập phát triển công nghệ 5G, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển 5G theo chuẩn mở Open RAN.

Chiến lược “Make in Vietnam”: MobiFone tuyên bố thử nghiệm thành công mạng 5G

Trong đó, Tập đoàn Vingroup tập trung làm phần vô tuyến - phần cứng, Viettel tập trung làm phần xử lý tín hiệu - phần mềm, và tích hợp thành sản phẩm thương mại.

“Sự hợp tác này đã đẩy nhanh tiến độ làm chủ thiết bị, cũng như kết hợp thế mạnh công nghệ của nhau để có được thiết bị 5G cạnh tranh quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ TT&TT cũng cho rằng, sự kết hợp cũng cộng lại thị trường của hai tập đoàn để tạo ra một thị trường lớn hơn. Trong nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ cao thì thị trường có vai trò không kém gì công nghệ.

Nhấn mạnh dữ liệu chính là “dầu mỏ” do đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong tương lai, hầu hết các giá trị sẽ được tạo ra từ dữ liệu. Càng nhiều dữ liệu, nhất là càng nhiều loại dữ liệu khác nhau thì cơ hội tạo ra giá trị mới càng lớn.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, người có dữ liệu và người tạo ra giá trị mới từ dữ liệu đó trong nhiều trường hợp không phải là một. Do vậy, việc mở dữ liệu và dữ liệu mở là quyết định trong việc tạo ra giá trị mới cho người dân, cho đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho hay, hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt cổng quốc gia về mở dữ liệu data.gov.vn và hiện đã có trên 10.000 bộ dữ liệu.

Việt Nam thuộc top 20 thế giới về ứng dụng mã nguồn mở

Phần mềm nguồn mở trên thế giới bắt đầu từ một trường đại học tại Mỹ từ năm 1983. Trên thế giới hiện nay Mỹ là quốc gia đứng thứ nhất, Trung Quốc đứng thứ 2 về ứng dụng mã nguồn mở.

Thực tế, Việt Nam thuộc top 20 thế giới về ứng dụng mã nguồn mở, Singapore đứng thứ 17, Malaysia đứng thứ 18. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực về ứng dụng mã nguồn mở.

“Chắp cánh” cho kinh tế Việt Nam – chỉ nên xem 5G là điều kiện cần và chưa đủ

Toàn cầu hiện có top 10 địa bàn có phần mềm nguồn mở tăng trưởng nhanh nhất hiện nay là Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.

“Với một nước đi sau như Việt Nam mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Khẳng định định hướng này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, Diễn đàn công nghệ mở Việt Nam (Open Summit 2020) lần thứ nhất hôm nay là cam kết của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở.

Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ mở, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi mỗi cơ quan, doanh nghiệp hãy “nhận lấy cho mình một sứ mệnh”, một bài toán và cam kết hành động.

“Cơ quan nhà nước hãy hành động để xây dựng chính sách, chiến lược. Doanh nghiệp hãy hành động để phát triển các nền tảng. Các cơ sở đào tạo hãy hành động để nuôi dưỡng và phát triển cộng đồng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Việt Nam nỗ lực triển khai công nghệ 5G và chuyển đổi số

Mặc dù công nghệ 5G và hệ sinh thái 5G được đề cập nhiều trong thời gian gần đây nhưng ngay cả những nước phát triển nhất về viễn thông trên thế giới như Mỹ, châu Âu, hay Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ở khu vực châu Á vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình thương mại hóa 5G.

Việt Nam thương mại hóa 5G bằng thiết bị của Viettel: Vấn đề kinh tế và chủ quyền

Như đã đưa tin, Việt Nam tuyên bố đã làm chủ được công nghệ 5G. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam với tầm nhìn “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ 5G là động lực thúc đẩy chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” cũng đã đặt ra những mục tiêu cụ thể về phát triển và thương mại hóa 5G.

Theo đó, đến năm 2025, nền kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng của nền kinh tế số trong mỗi lĩnh vực vượt hơn 10%, phủ sóng băng rộng cáp quang đến 80% hộ gia đình, dịch vụ 5G và điện thoại thông minh trở thành phổ biến, thanh toán điện tử chiếm hơn 50%,

Lộ trình đến năm 2030, Việt Nam phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã thiết lập lộ trình sản xuất thiết bị 5G bao gồm thiết bị NodeB và thiết bị mạng ORAN, thương mại hóa 5G rộng rãi, đồng thời phân bổ phổ tần tiến tới tắt sóng các thiết bị kết nối mạng 2G/3G.

Đọc thêm:

Thảo luận