«Hiện diện thường trực ở Biển Đông đóng vai trò then chốt trong việc dành hỗ trợ cho hoạt động tự do và cởi mở tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Quyền tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển quốc tế là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với tất cả các nước», - chỉ huy trưởng chiến hạm USS Barry Chris Gal tuyên bố.
«Thật khó hình dung mỗi ngày có bao nhiêu tàu cá và thương hạm đi qua vùng biển này và tiến hành hoạt động kinh doanh ở đây. Để thực hiện sứ mệnh của mình một cách an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp, USS Barry đang thường xuyên làm việc trong đội hình, luôn cảnh giác và duy trì kết nối liên lạc», - một trong những sĩ quan trực nhật của tàu là Trung úy Jordan Brooks cho biết.
Đây đã là lần thứ năm trong năm 2020 chiến hạm Mỹ này thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong khu vực.
«Dù hoạt động độc lập hay là trong thành phần nhóm lớn, khu trục hạm USS Barry là biểu tượng nổi bật về sức mạnh hùng hậu mà Hoa Kỳ có thể triển khai để đấu tranh chống lại sự gây hấn», - Trung úy Timothy Baker, sĩ quan đảm trách kế hoạch và chiến thuật nhận xét.
Chủ nghĩa quân phiệt Hoa Kỳ
Tất cả những động thái này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ kêu gọi các nước khác hợp tác đẩy lùi sự gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là khi Bắc Kinh ráo riết xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo san hô. Ngoài ra, theo tuyên bố của giới chức Mỹ, Washington sửa soạn tăng số lượng các thoả thuận, cho phép đại diện cơ quan thực thi pháp luật khu vực lên tàu chiến Mỹ và thực hiện hoạt động chuyên môn ở đó nhằm ngăn chặn «hành vi gây hấn» của Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc đấu tranh chống đánh bắt cá bất hợp pháp bằng phương pháp như vậy đã làm dấy lên mối lo ngại của một số đồng minh của Hoa Kỳ. Cụ thể, như chuyên gia Gilang Kembara từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia nhận xét, Jakarta sẽ không hoan nghênh bước đi quân sự hóa như vậy của phía Hoa Kỳ.
«Tôi cho rằng nếu như Hoa Kỳ đề nghị Indonesia hợp tác với Lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ, thì về hình thức yêu cầu này dường như chẳng có gì sai trái bởi đánh bắt cá trái phép và không được kiểm soát chính là một kiểu hoạt động tội phạm ... Tuy nhiên, nếu bản chất của đề xuất lại là hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ và sẽ biến thành vấn đề quân sự, thì sẽ là quá mức, vì tôi không nghĩ rằng những hành vi tội phạm kiểu như vậy gây ra mối đe dọa hiện thực cho đất nước chúng tôi», - ông Gilang Kembara nói.
Đọc thêm: