Bao công thời đại mới: Đấu tranh với sai phạm của đồng chí, đồng đội mình “đau xót lắm”

Tại Việt Nam, công cuộc phòng chống tham nhũng, chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh được duy trì. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, cán bộ kiểm tra luôn phải đối mặt, đấu tranh với những sai phạm, tiêu cực của đồng chí, đồng đội và cả những người thân của mình. Đau xót lắm.
Sputnik

Trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng, đã thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức Đảng và 70.000 Đảng viên, trong đó có cả cán bộ, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh quân đội, công an kể cả đương chức và nghỉ hưu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh các cơ quan kiểm tra cùng các cơ quan nội chính, điều tra kiểm sát, xét xử phải thật sự là những “thanh bảo kiếm” sắc bén đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, bảo vệ chế độ.

Giảm tham nhũng, tự diễn biến, tự chuyển hóa

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khẩn trương xét xử sơ thẩm án trọng điểm về tham nhũng

Trên thực tế, đây là Hội nghị rất quan trọng nhằm tổng kết lại nhiệm kỳ. Ban Bí thư Trung ương sẽ cùng lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra các cấp, đại diện Bộ Ban, ngành, đánh giá khẳng định những việc làm được, thấy rõ những hạn chế, trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp và đặc biệt là chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tham dự sự kiện hôm nay của Ban Bí thư Trung ương Đảng, có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.

Ngoài ra, còn có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành và đại diện lãnh đạo Ủy Ban kiểm tra các cấp trong cả nước.

Bao công thời đại mới: Đấu tranh với sai phạm của đồng chí, đồng đội mình “đau xót lắm”

Đánh giá lại những điều đã làm và chưa làm được trong nhiệm kỳ khóa XII, qua báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có thể thấy, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung cũng như ngành kiểm tra nói riêng đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng.

Đặc biệt, ở Việt Nam, công tác thanh, kiểm tra góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác lãnh đạo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực, chủ động, kịp thời hơn. Nhờ đó, số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát tăng nhiều so với Đại hội XI.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Làm thất bại mọi âm mưu phản động

Ngoài ra, nội dung kiểm tra cũng đã tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong nhiệm kỳ XII, cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ chức đảng và hàng triệu đảng viên, thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức đảng và gần 70.000 đảng viên.

Đáng chú ý, trong số này có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước, các tướng lĩnh Quân đội, Công an, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu, qua đó khẳng định quyết tâm chính trị cao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bản lĩnh của ngành kiểm tra trong việc chỉnh đốn, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh.

Đấu tranh với sai phạm tiêu cực của đồng chí, đồng đội mình, đau xót lắm

Phát biểu chỉ đạo hội nghị sáng nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao, biểu dương thành tích, những kết quả, thành tựu đã đạt được của ngành kiểm tra trong nhiệm kỳ qua.

Ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 còn có gì đặc biệt?

Theo người đứng đầu Bộ Chính trị, công tác thanh kiểm tra đã góp phần tích cực, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, vai trò và tầm quan trọng của ngành kiểm tra trong việc giữ gìn sự trong sạch của Đảng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra tổ chức Đảng, Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, đã lựa chọn đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm đồng thời quyết liệt trong tổ chức thực hiện, kết luận rõ các vi phạm, khuyết điểm, kiến nghị, hủy bỏ những Nghị quyết, quyết định trái thẩm quyền, tạo sự ổn định cho địa phương, cơ quan và đơn vị.

Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra các cấp đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng, kịp thời kiểm tra, xử lý những Đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, xử lý tổ chức Đảng, Đảng viên không chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Ủy ban Kiểm tra của Đảng đã phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng phòng chống tham nhũng của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý và công khai kết quả xử lý những tổ chức, cán bộ Đảng viên có vi phạm. Nhiều vụ việc sau đó đã bị các cơ quan pháp luật khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Bao công thời đại mới: Đấu tranh với sai phạm của đồng chí, đồng đội mình “đau xót lắm”

Người đứng đầu Đảng và Nhà nước chia sẻ với những khó khăn, thách thức của cán bộ ngành kiểm tra giám sát phải đối mặt. Những con người vất vả, lặng lẽ âm thầm để có những đóng góp vô cùng quan trọng vào thành tựu chung của Việt Nam.

Theo Tổng Bí thư, cán bộ kiểm tra luôn phải đối mặt, đấu tranh với những sai phạm, tiêu cực của đồng chí, đồng đội và cả những người thân của mình.

“Lắm lúc cũng đau xót lắm. Phải luôn đấu tranh với chính mình để không phạm phải những cám dỗ đời thường, đó là thách thức không nhỏ. Tôi xin chia sẻ với những khó khăn, thách thức các đồng chí đang phải đối mặt”, lãnh đạo Đảng, Nhà nước nêu rõ.

Tuy nhiên, với những hy sinh lặng thầm ấy, theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Đảng, nhân dân và các thế hệ mai sau mãi mãi biết ơn các đồng chí.

“Nhân dân tin tưởng vào bản lĩnh, ý chí của người cán bộ kiểm tra, người lính xung kích trên mặt trận đấu tranh với những sai phạm, tiêu cực trong Đảng, để làm trong sạch Đảng, giữ gìn được chế độ”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định.

Còn hiện tượng bao che, dĩ hòa vi quý trong kiểm tra, kỷ luật cán bộ

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ một số tồn tại hạn chế đối với cán bộ kiểm tra, giám sát các cấp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định bổ nhiệm, tiếp các Đại sứ

Theo lãnh đạo Đảng và Nhà nước, còn một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra giám sát. Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, việc kiểm tra, giám sát còn dàn trải, hình thức, chưa thực sự đi sâu vào các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm,.

“Còn có tổ chức đảng thiếu bản lĩnh, dĩ hòa vi quý, cá biệt có dấu hiệu bao che cho cán bộ đảng viên có chức, có quyền vi phạm, sự phối hợp công tác giữa Ủy ban kiểm tra với các cơ quan có liên qua có lúc, có việc thiếu chặt chẽ”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Nhấn mạnh rằng, thời gian tới, ở trong nước và quốc tế có những thay đổi, diễn biến nhanh chóng, phức tạp khó lường sẽ tác động đến Việt Nam, nhất là vấn đề tư tưởng, tự diễn biến, tự chuyển hóa, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thực trạng hiện nay khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên còn có nguy cơ gia tăng về số lượng, phức tạp và nghiêm trọng hơn về mức độ, tính chất, quy mô và tinh vi hơn trong các vi phạm.

“Các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, lạm quyền, lộng quyền, vi phạm nguyên tắc tổ chức đảng đang còn nghiêm trọng”, người đứng đầu Đảng và Nhà nước bày tỏ.
Bao công thời đại mới: Đấu tranh ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân

Trước tình hình đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra cần tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Hà Nội cần mạnh hơn nữa'

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải nhận thức rõ sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị trong xây dựng, chỉnh đốn đảng. Phải nhận thức thật sâu sắc và đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sat, kỷ luật đảng. Kiểm tra, giám sát là một trong các phương thức lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng đảng.

Ngoài ra, theo vị lãnh đạo, cũng cần phải hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo hướng tăng cường trách nhiệm, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn là chính.

“Sắp tới cần tập trung kiểm tra toàn diện hơn các lĩnh vực như suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và cả các lĩnh vực khác như tư pháp, y tế, giáo dục, sử dụng các nguồn viện trợ”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Để hoàn thành niệm vụ, kiểm tra giám sát trong bối cảnh hiện nay, theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ  kiểm tra, phải tập trung xây dựng đối ngũ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, cán bộ kiểm tra phải có trình độ chuyên môn, dũng khí đấu tranh chính trực, liêm chính và trong sạch.

“Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn. Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tránh tình trạng nghe ngóng, “nhẹ trên, nặng dưới”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng lưu ý.
“Các cơ quan kiểm tra cùng các cơ quan nội chính, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử phải thật sự là những “thanh bảo kiếm” sắc bén đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công an đừng vì tiền, vì chức quyền mà làm việc xấu
Người đứng đầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam nêu rõ, người làm công tác kiểm tra, thanh tra phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, trong sạch, “chí công vô tư”, phải là những chiến sĩ kiên cường.

Theo Tổng Bí thư, đây phải là những cán bộ có dũng khí đấu tranh, chính trực, phải liêm, phải sạch.

“Không liêm, không sạch thì không nói được ai, không kiểm tra, giám sát, không nói được người khác. Phải chống tiêu cực ngay trong những cơ quan làm công tác chống tiêu cực. Giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết, kiên quyết và trách nhiệm cao trong nghề nghiệp đặc lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Phải là những "bao công" của thời đại mới”, lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh.

Khẳng định, công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới còn hết sức nặng nề, cán bộ kiểm tra phải đối mặt với những vi phạm, tiêu cực nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tin tưởng với bản lĩnh, trách nhiệm cán bộ kiểm tra, giám sát sẽ vượt qua thách thức, là những người lính xung kích trên mặt trận đấu tranh với những sai phạm, tiêu cực trong đảng, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thảo luận