Việt Nam chế tạo được robot AI dự báo có thể “vượt mặt” người máy Sophia

Các nhà khoa học Việt Nam vừa chế tạo được robot Trí Nhân tích hợp công cụ tìm kiếm Google, có thể giải toán, đọc thơ, thậm chí là trêu đùa với người đối diện. Sản phẩm ứng dụng công nghệ AI này của chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam còn được nhận định có thể vượt người máy nổi tiếng Sophia.
Sputnik

Vì sao Việt Nam cần công nghệ trí tuệ nhân tạo AI? Tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020 hôm 27/11, các chuyên gia, nhà khoa học AI hàng đầu Việt Nam và thế giới đánh giá về tiềm năng ứng dụng công nghệ AI vào nền kinh tế Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế số, nâng cao vị thế đất nước.

Theo TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện VinAI Research thuộc tập đoàn Vingroup, Việt Nam có tên trên bản đồ AI thế giới. Điều quan trọng hơn là, nhờ nền tảng công nghệ AI, tạo dựng niềm tin về trí tuệ và tương lai, bản lĩnh người Việt có thể làm những điều lớn lao kỳ diệu như bao dân tộc khác.

Khai mạc Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020

Sáng nay 27/11, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020 (AI4VN 2020) đã chính thức khai mạc tại TPHCM. Ngày hội này mang chủ đề "Trí tuệ nhân tạo ứng phó với đại dịch Covid-19".

Camera trí tuệ nhân tạo của Bkav giúp Việt Nam bảo vệ biên giới?

Đây là sự kiện thường niên, nơi các nhà khoa học, công nghệ chia sẻ những sáng kiện, thành tựu, ý tưởng mới về trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng ứng dụng cũng như đề ra giải pháp để phát triển lĩnh vực công nghệ AI cho Việt Nam, bằng cách kết nối các thành phần bên trong hệ sinh thái từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, start-up đến cộng đồng AI.

Tham dự Hội nghị lần này có ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, ông Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông cùng với hơn 500 chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, start-up.

Việt Nam chế tạo được robot AI dự báo có thể “vượt mặt” người máy Sophia

Được biết, Hội nghị AI4VN 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TPHCM, Báo điện tử VnExpress phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của các đơn vị tài trợ Australian Aid and Aus4Inovation Programme (Nhà tài trợ Kim cương), Vietinbank (Nhà tài trợ Vàng), VinBigdata (Nhà tài trợ Vàng), FPT (Nhà tài trợ Bạc), VIB (Nhà tài trợ Bạc), Phenikaa (Nhà tài trợ Bạc).

Vì sao Việt Nam cần AI?

Phát biểu khai mạc ngày hội, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là từ khóa được tìm kiếm và chú ý nhiều trong những năm gần đây.

75% lao động Việt Nam sẽ bị robot 'cướp' việc làm?

Cùng với việc hội tụ nhiều công nghệ như Big Data, công nghệ điện toán đám mây, Deep Learning, AI đã ngày càng trở nên gần với cuộc sống, mang đến những thành tựu mới để làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc tiếp cận với AI hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện của các nhà nghiên cứu, của các nhà toán học hay các chuyên gia công nghệ thông tin. Việt Nam rất cần AI.

Cần tiếp cận với AI ở góc độ rộng hơn như quản lý nhà nước, chính sách, khuôn khổ pháp luật, nguồn nhân lực, hạ tầng và nguồn tài sản mới ngày nay là dữ liệu.

Theo ông Duy, sự bùng phát và lan rộng của đại dịch Covid-19 đã mang đến cho AI những cơ hội phát triển lẫn những thách thức trong tương lai. Đây là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn bao giờ hết.

Trước kia, Việt Nam từng phải mất hơn 10 năm để quảng bá, triển khai việc học E-learning. Trong khi đó, ngày nay, chỉ tính riêng trong tháng 3/2020, việc học trực tuyến được triển khai đồng loạt cấp tiểu học, trung học đến bậc đại học.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, nhiều cơ quan đơn vị nhà nước cũng chuyển phương thức hội họp sang trực tuyến. Mới đây, Hội nghị cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam là chủ nhà, cũng được tổ chức theo hình thức trực tuyến này.

Chủ đề AI4VN năm nay tập trung vào việc tìm ra giải pháp để ứng dụng AI kết nối sự trở lại cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sự trở lại của nền kinh tế. Chỉ có như vậy, người dân, người lao động mới có được cuộc sống trở lại bình thường mới.

TP.HCM thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cho hay, thời gian qua TPHCM công bố đề án xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh trong giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Sophia - Robot tuyên bố hủy diệt thế giới nói gì khi lần đầu đến Việt Nam?

Vừa qua, UBND TPHCM cũng đã ban hành chương trình chuyển đổi số. TP HCM sẽ là một trong những tỉnh, thành phố đầu tiên phê duyệt chương trình chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, trong đó trọng tâm là chương trình thúc đẩy ứng dụng AI tại thành phố.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM hy vọng sẽ kết nối các nguồn lực từ cộng đồng quốc tế, các bộ, ngành Trung ương và cộng đồng nghiên cứu khoa học để hỗ trợ TPHCM trong quá trình xây dựng đô thị thông minh, đô thị sáng tạo và nhất là ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực quản trị nhà nước, dịch vụ công, sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực trong đời sống, xã hội.

Ông Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh, với sự kiện hôm nay, TP HCM mong muốn lắng nghe các tầm nhìn, kinh nghiệm từ cộng đồng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo để chia sẻ những tri thức đó, hướng đến những ứng dụng cụ thể cho chương trình phát triển của thành phố trong thời gian tới.

Ông Dũng mong muốn, sau sự kiện này biến những tri thức về trí tuệ nhân tạo thành hành động cụ thể đưa những ứng dụng trí tuệ nhân tạo thành hiện thực tại thành phố cũng như trên khắp Việt Nam.

Trình bày tham luận tại Hội nghị, người từng được nhận giải thưởng Turing, được coi như giải “Nobel” về máy tính, GS. Yoshua Benjo, thành viên sáng lập Element AI - Canada, cho rằng việc xây dựng thế mạnh tri thức trong các lĩnh vực, trong đó có AI, là đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển.

Trong tương lai, phát triển kinh tế sẽ gắn liền với phát triển công nghệ, và chính công nghệ sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho nền kinh tế cũng như tạo ra nhiều dịch vụ, sản phẩm mới.

“Công nghệ sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho nền kinh tế cũng như tạo ra nhiều dịch vụ, sản phẩm mới. Nhân lực AI do đó phải có nền tảng cơ bản về khoa học máy tính và toán tốt”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

GS, Yoshua lưu ý, đối với thế hệ trẻ, sinh viên muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực AI cần phải có sự chuẩn bi tốt hơn, tùy thuộc vào văn hóa. Ông khuyên sinh viên, dù chưa tốt nghiệp cũng có thể tham gia các dự án hoặc tự học thông qua cấu trúc một thuật toán không có trên sách vở hay áp dụng thuật toán huấn luyện máy học cho một số điểm chuẩn quốc tế.

Cùng với đó, theo thành viên sáng lập Element AI – Canada, cần tới thư viện, nhất là tham khảo các thư viện mã nguồn mở Pytorch phát triển phục vụ cho Deep learning.

Chia sẻ lời khuyên về học lập trình, vì những gì cần làm với AI đều đòi hỏi khả năng biến từ toán thành mã nguồn. Vị chuyên gia khuyên người trẻ phải nắm vững lập trình, code sạch, kỹ thuật phần mềm, phần mềm thực hành, git hub.

AI là con dao hai lưỡi

PGS.TS Trần Minh Triết, Đại học Quốc gia TP.HCM trình bày tham luận với chủ để “Hình thành mạng lưới các trường, viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) cho rằng, lĩnh vực AI được sử dụng như một công cụ và nó chỉ phát huy công dụng khi có sự kết hợp chuyên môn của nhiều lĩnh vực khác nữa.

Robot đã chính thức "cướp việc" của người Việt Nam

Trao đổi về vấn đề thu thập dữ liệu, PGS.TS Trần Minh Triết cho rằng, việc này có khả năng diễn ra một cách tường minh hoặc ngầm bên dưới thông qua các hệ thống, thiết bị giám sát, những ứng dụng có khả năng được đeo trên cơ thể con người để ngầm ghi nhận các thông tin trong cuộc sống hàng ngày cũng như thông qua tất những tiện ích mà chúng ta sử dụng cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, nếu biết tận dụng những thông tin, tri thức cần thiết trong nền kinh tế số có thể tạo ra giá trị rất lớn.

“Các quốc gia đều hình thành chiến lược phù hợp để phát triển một cách hiệu quả về việc ứng dụng AI để phục vụ các lĩnh vực khác nhau, không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực an ninh quốc phòng mà còn phục vụ các vấn đề về xã hội”, chuyên gia của ĐHQG TP.HCM nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo PGS.TS Trần Minh Triết, chiến lược phát triển AI của các quốc gia đều hướng đến mục tiêu giúp cuộc sống con người được tốt hơn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giúp thay đổi được thị trường lao động, xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức về AI.

Việt Nam chế tạo được robot AI dự báo có thể “vượt mặt” người máy Sophia
“Tuy nhiên, AI cũng như một con dao hai lưỡi. Nếu chúng ta sử dụng nó không phù hợp thì rất có khả năng nó sẽ được dùng với những mục tiêu không trong sáng”, chuyên gia lưu ý.
Việt Nam có tên trên bản đồ AI thế giới

Trình bày tham luận tại Ngày hội AI Việt Nam 2020, Viện trưởng Viện VinAI Research TS. Bùi Hải Hưng đề cập chủ đề “Nghiên cứu và phát triển AI tại Việt Nam, kinh nghiệm của VinAI”.

Robot đã chính thức "cướp việc" của người Việt Nam

Theo vị chuyên gia đến từ cơ sở nghiên cứu thuộc Vingroup, AI thực tế rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

“AI có tính đặc trưng về ngôn ngữ, con người, xã hội, sức khoẻ và giáo dục. Nếu không tiên phong trong lĩnh vực này sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước”, TS. Bùi Hải Hưng chỉ rõ.

Trong tham luận của mình, ông Hưng đề cập đến bốn vấn đề cần chú trọng nếu muốn phát triển AI. Theo đó, cần tập trung đầu tư nguồn nhân sự vừa chất lượng, vừa đủ số lượng, đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, đào tạo thế hệ trẻ chuyên về AI để tiếp nối, kết nối giữa nghiên cứu và ứng dụng, tạo ra được sản phẩm.

Chia sẻ tại Hội nghị, TS. Bùi Hải Hưng nhấn mạnh, VinAI Research đặt mục tiêu trở thành một trung tâm nghiên cứu AI đẳng cấp tại Việt Nam, với hơn 100 nhân viên, văn phòng Hà Nội và TP HCM.

Việt Nam chế tạo được robot AI dự báo có thể “vượt mặt” người máy Sophia
“Việt Nam có tên trên bản đồ AI trên thế giới”, Viện trưởng VinAI Research nêu rõ.

Theo ông Hưng, tại hội nghị Quốc tế về máy học (ICML) 2020, Việt Nam lọt top 21 quốc gia có nhiều bài báo được chấp nhận nhất, VinAI lọt 30 công ty (trong ngành) có nhiều bài báo được chấp nhận nhất.

Băn khoăn từ Việt Nam: Robot không đình công và nguy cơ hàng triệu lao động mất việc

Tuy nhiên, nhà khoa học này cũng chỉ ra thực trạng hiện nay, lực lượng nghiên cứu AI người Việt Nam hiện rất mỏng. Một trong những trở ngại là họ chưa có môi trường để thể hiện và bệ phóng để phát huy, dù tất cả đều trẻ, tài năng, thông minh.

Với chương trình Vin AI Residency Program, TS. Bùi Hải Hưng cho biết, Viện VinAI muốn giúp các bạn trẻ có môi trường nghiên cứu. Hiện, chương trình có 50 người trẻ, nhiều người đã học ở nước ngoài. Họ hiện có 37 công trình nghiên cứu, 13 công trình được chấp thuận tại các hội nghị lớn trên thế giới.

“Một điều rất quan trọng của chương trình này là chúng tôi muốn các bạn có một niềm tin, rằng các bạn hoàn toàn có thể làm được những việc như những người ở những nơi số một thế giới”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Tại ngày hội, các chuyên gia cũng nêu nhiều ý kiến tham luận về việc triển trí tuệ nhân tạo để ứng dụng trong cuộc sống, giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP trong những năm tới.

Riêng tại Việt Nam, thời gian qua, người ta nhắc nhiều đến công nghệ AI, với việc trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để phục vụ con người ở mọi lĩnh vực.

Từ camera an ninh AI đến robot trí tuệ nhân tạo “có thể vượt Sophia”

Thông tin về robot ứng dụng công nghệ AI đầu tiên phục vụ giáo dục mang tên Trí Nhân của chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam cùng cộng sự Phạm Minh Toàn được giới thiệu gần đây ở Diễn đàn Công nghệ Giáo dục EDU 4.0 hay như triển vọng sản xuất được camera an ninh bằng trí tuệ nhân tạo thời gian qua của Tập đoàn Bkav và Công ty HANET là những minh chứng rõ nhất về sức mạnh của AI được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội.

Về robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam phục vụ giáo dục – Trí Nhân, nhóm chuyên gia chế tạo cho biết đây là người máy AI đầu tiên của Việt Nam thuộc dòng robot cao cấp với các đặc điểm giống người.

Tác giả Phạm Thành Nam cho biết, robot Trí Nhân hội tụ rất nhiều công nghệ tiêu biểu của cách mạng công nghiệp 4.0 gồm trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối, điện toán đám mây, in 3D, chuỗi khối, thực tại ảo, thực tại tăng cường, siêu máy tính, robot, tin sinh học.

Việt Nam: Phẫu thuật bằng robot, Bí thư Thành ủy quan sát trực tiếp

Robot này cao 1,8m, được in 3D với 5 giác quan cùng các yếu tố mô phỏng sinh học như tim phổi nhân tạo và cả chuỗi AND.

Theo nhóm nghiên cứu cho biết, cụ thể, Trí Nhân có thị giác (2 camera trong mắt), thính giác (mảng micro tầm xa), khứu giác (cảm biến chất lượng không khí), xúc giác (các cảm biến áp suất, nhiệt độ và độ ẩm) và "vị giác" (đồng hồ đo điện với cơ chế "chống độc").

Robot Trí Nhân có hỗ trợ không dây cho Wifi 802.11ac, Bluetooth 5, BLE, Bluetooth Mesh, Thread, Zigbee, 802.15.4, ANT và 2.4 GHz.

Tác giả của công trình này cho biết, robot Trí Nhân có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Việt và tiếng Anh), dịch các từ hoặc câu sang nhiều ngôn ngữ khác, hoạt động đồng thời như một trợ lý hữu ích và một người bạn thân.

Trí Nhân có thể cảm nhận cảm xúc, có trái tim trong ngực, và một mô phỏng chuỗi xoắn kép ADN (với mạch “tốt đẹp” và mạch “xấu xa”). Đáng chú ý, Trí Nhân cũng có tính năng nhận diện khuôn mặt và đo nhịp tim người đối diện.

Với việc tích hợp với công cụ tìm kiếm Google, có thể giải toán, đọc thơ, thậm chí là trêu đùa với người đối diện, còn có ý kiến nhận định rằng, Trí Nhân có thể vượt xa Sophia.

Theo nhóm tác giả nghiên cứu và phát triển robot này, nhờ tận dụng được sức mạnh tìm kiếm của Google, Trí Nhân có thể trả lời được kiến thức của hầu hết lĩnh vực.

“Trí Nhân chính là người máy AI của Việt Nam hướng đến việc phục vụ giáo dục, bằng cách hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học của giảng viên và học sinh, sinh viên thông qua giải đáp, giải toán và trợ giảng”, chuyên gia AI Phạm Thành Nam cho Thanh Niên biết.

Nhóm tác giả cũng cho hay, lấy cảm hứng từ robot Trí Nhân, robot AI thứ hai mang tên Hồng Tâm phục vụ lĩnh vực y tế mang triển vọng hoàn chỉnh hơn cả Trí Nhân.

“Chính dịch Covid-19 đã khiến chúng tôi có thêm ý tưởng về robot Hồng Tâm. Với Trí Nhân và Hồng Tâm, chúng tôi sẽ để chúng phục vụ lợi ích cộng đồng, không phải vì mục đích thương mại”, chuyên gia Phạm Thành Nam nêu rõ.

Trong khi đó, vừa qua, cùng với lô camera AI View của Bkav xuất khẩu đi Mỹ, HANET AI Camera cũng gây được sự chú ý rất lớn.

Theo dữ liệu công bố của nhà sản xuất, camera AI của HANET có khả năng xử lý nhận diện ngay lập tức cho 50.000 khuôn mặt, với tốc độ nhận diện là dưới 0,25 giây, khoảng cách nhận diện từ 1- 4m.

Việt Nam muốn dùng trí tuệ nhân tạo để phát hiện và loại bỏ hình ảnh “đường lưỡi bò”?

Phía đơn vị sản xuất cũng khẳng định, khả năng nhận diện chính xác của camera HANET lên tới 99,9%. Dù có đeo khẩu trang hoặc kính mắt thời trang cũng vẫn có thể nhận dạng, và tuyệt đối không xảy ra tình trạng nhận diện nhầm.

Đáng chú ý, HANET AI Camera được trang bị đèn Led và loa, có khả năng cảnh báo nhân viên hoặc người lạ. Camera của HANET sử dụng công nghệ kết nối không dây, dễ dàng lắp đặt, di chuyển và có khả năng phân biệt độ tuổi, giới tính.

HANET cũng bày tỏ, nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo phân loại sự kiện, nên người dùng có thể xem lại video nhanh chóng, không cần phải ngồi dò lại theo thời gian.

“AI Camera có khả năng trở thành công cụ trọng tâm và đầu tiên của việc chuyển đổi số doanh nghiệp, khi mà các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu trực tuyến được triển khai một cách dễ dàng và tự nhiên vào doanh nghiệp”, nhà sáng lập của Tanca.io Trần Viết Quân chia sẻ về camera an ninh ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Thảo luận