Việt Nam dừng các chuyến bay thương mại, yêu cầu xử nghiêm vụ lây Covid-19 ra cộng đồng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đích thân gọi điện cho lãnh đạo TP.HCM và Bộ Y tế yêu cầu “có biện pháp mạnh”, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm việc lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng. Việt Nam cũng sẽ dừng các chuyến bay thương mại, chỉ thực hiện bay giải cứu công dân khi thực sự cần thiết.
Sputnik

Chiều nay ngày 1/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ trì cuộc họp Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 sau khi TP.HCM liên tiếp ghi nhận các ca lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng.

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng sau 88 ngày

Ở Việt Nam không có cái tư tưởng gọi là “mất bò mới lo làm chuồng”

Tại cuộc họp chiều nay, người đứng đầu Chính phủ tiết lộ, đích thân ông đã phải gọi điện thoại cho lãnh đạo TP.HCM và Bộ Y tế yêu cầu có biện pháp mạnh hơn, khẩn trương ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện tại.

Theo đó, phát biểu mở đầu cuộc họp Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình hiện nay, lãnh đạo Chính phủ cho hay, thời gian qua, ở Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng chống, đề cao cảnh giác.

Đặc biệt, ở Việt Nam không có cái tư tưởng gọi là “mất bò mới lo làm chuồng”. Thủ tướng cho biết, hôm qua 30/11 đã có ca lây nhiễm đầu tiên ra cộng đồng sau 88 ngày không ghi nhận, Thủ tướng đã phải gọi điện trực tiếp cho người đứng đầu TP.HCM và Bộ Y tế để yêu cầu hành động nhanh, biện pháp mạnh hơn.

“Tôi yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm về việc lây nhiễm này, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly. Cơ quan nào chịu trách nhiệm”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị xem xét thảo luận thêm một số biện pháp mạnh mẽ hơn, nhất là thời gian tới sẽ có thêm nhiều cuộc họp, hội nghị, đại hội, sự kiện lớn của đất nước với việc tập trung nhiều người, chẳng hạn như các Bộ, ngành tiến hành tổng kết năm, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

“Chúng ta có biện pháp nào để không ảnh hưởng đến các sự kiện chính trị lớn nhất nước ta và các đại hội quy mô quốc gia khác?”. Thủ tướng nêu câu hỏi đồng thời đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành chú ý đến việc hiện nay đón nhiều công dân từ “tâm dịch” của thế giới về nước, cần chú trọng quyết sách.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu, trước hết, TP.HCM phải thực hiện cấp bách, thần tốc việc điều tra, truy vết, cách ly mọi đối tượng F1, F2, không để dịch thành vòng tuần hoàn thứ ba lây ra cộng đồng.

Việt Nam dừng các chuyến bay thương mại, yêu cầu xử nghiêm vụ lây Covid-19 ra cộng đồng

Theo báo cáo của đại diện lãnh đạo TP.HCM, từ 28/11 đến nay, thành phố ghi nhận 4 trường hợp mắc Covid-19, khởi nguồn từ ca bệnh 1342 là tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.

Nam tiếp viên này bay từ Nhật Bản về, đại diện lãnh đạo TP.HCM cho biết, các hành khách trên chuyến bay sau này đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2.

Tuy nhiên, trong quá trình cách ly tại khu cách ly của Vietnam Airlines, bệnh nhân 1342 đã tiếp xúc với một người khác mà người này sau đó được xác định mắc coronavirus.

Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca nhập cảnh mắc Covid-19

Báo cáo của TP.HCM cũng cho thấy, sau khi xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính (ngày 15 và 18/11), bệnh nhân 1342 được cho về cách ly tại nhà trọ (P305, lầu 3 (tầng 4), số 50 Bạch Đằng, Phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh).

Mặc dù cách ly, nhưng trong quá trình ở nhà, nam tiếp viên này vẫn có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ).

Như đã đưa tin, sau khi nam tiếp viên này được xác định dương tính với Covid-19 thì người bạn nam tiếp xúc với bệnh nhân này cũng được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả cho thấy anh này cũng dương tính với SARS-CoV-2. Đây chính là bệnh nhân 1347.

Đồng thời, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân 1342, bệnh nhân 1347 vẫn tiếp tục đi dạy học, tiếp xúc với nhiều người, làm cho 2 người khác cũng lây nhiễm coronavirus.

Cả Vietnam Airlines và bệnh nhân 1342 “vi phạm quy định cách ly rất nghiêm trọng”

Phát biểu tại cuộc họp Chính phủ chiều nay, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế cho biết, qua điều tra dịch tễ cho thấy, cả hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines và nam tiếp viên của hãng này (bệnh nhân 1342) đều vi phạm nghiêm trọng quy định về cách ly của Bộ Y tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, kết quả xác minh cho thấy, bệnh nhân 1342 lây trong cơ sở cách ly tập trung từ bệnh nhân 1325 do không tuân thủ quy định cách ly tại cơ sở cách ly tập trung.

Quốc hội “giải cứu” Vietnam Airlines và số phận các dự thảo luật chưa được thông qua

Về ca bệnh số 1347 (giáo viên tiếng Anh, sinh năm 1988, trú phường 3, quận 6, TP.HCM), ông Long cho hay, kết quả xác minh cho thấy, bệnh nhân này lây từ bạn mình (BN1342) do không tuân thủ các quy định cách ly tại nhà.

Lãnh đạo Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp cho biết, xác định trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan, căn cứ Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản  hướng dẫn thi hành luật, văn bản phòng chống Covid-19, các tổ chức, cá nhân đã có những vi phạm cụ thể.

Theo đó, bệnh nhân 1342 vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng chống Covid-19 và quy định cách ly tại khu cách ly tập trung của tổ bay và cách ly tổ bay tại nhà.

Bệnh nhân 1342 có 2 vi phạm nghiêm trọng, một là ngay trong khu cách ly tập trung đã vi phạm tiếp xúc với bệnh nhân khác và lây, thứ hai cách ly tại nhà, quy định không được tiếp xúc thì lại tiếp xúc người khác.

Việt Nam dừng các chuyến bay thương mại, yêu cầu xử nghiêm vụ lây Covid-19 ra cộng đồng

“Đây là vi phạm rất nghiêm trọng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ

Đối với khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý không tuân thủ các quy định về cách ly y tế, phòng chống Covid-19 tại cơ sở cách ly tập trung. Quy định của Bộ Y tế là khi phát hiện bệnh nhân dương tính, lập tức đối tượng tiếp xúc phải cách ly tập trung 14 ngày, nhưng thực tế lại cho về.

“Kể cả khi cho về rồi cũng không tiến hành kêu gọi cách ly tập trung, như vậy đây là một trong những vi phạm nghiêm trọng”, ông Long nói.

Cùng với đó, khu quản lý nhà trọ phường 2, quận Tân Bình cũng không thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà. Chính quyền địa phương là UBND phường 2, quận Tân Bình cũng chưa thực hiện nghiêm túc quy định về cách ly.

Về tin “Vietnam Airlines phá sản” và khi nào Việt Nam bay lại đường bay quốc tế
Các ban ngành chức năng cũng thống kê truy vết được 513 người tiếp xúc với các ca bệnh ban đầu. Trong số này, tiếp xúc gần (F1) là 99 người, tất cả đều đã được cách ly. TP.HCM cũng đã lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ, trong đó có 81 trường hợp âm tính, 18 trường hợp đang chờ kết quả.

Trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) là 414, đã cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm 337 người, hiện 123 người đã âm tính, còn lại vẫn đang chờ kết quả.

Dừng bay thương mại, làm rõ trách nhiệm vụ lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch, đồng thời khẳng định phải xử lý nghiêm cả tổ chức và cá nhân vi phạm để làm gương.

Kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến tinh thần “phải bình tĩnh và quyết liệt hơn”, cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác ở mọi địa bàn, trước hết là các thành phố lớn, các khu tập trung đông người.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc “Thông điệp 5K”, trước hết là 2K - đeo khẩu trang và khử khuẩn. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là điều đơn giản nhưng cần thiết và hiệu quả, nhiều nước thất bại là do không tuân thủ quy định đeo khẩu trang.

“Tiếp tục thực hiện chiến lược từng mang lại hiệu quả trong 2 đợt dịch trước đây là kiểm soát chặt chẽ từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, chữa trị hiệu quả và có trách nhiệm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu TP.HCM thực hiện cấp bách, thần tốc việc điều tra, truy vết, cách ly mọi đối tượng F1, F2 đối với số lượng người đã phát hiện, nhắc lại việc không để vòng tuần hoàn thứ 3 nguy hiểm ra cộng đồng.

“Tinh thần là Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và mở rộng các biện pháp. Thành phố Hồ Chí Minh không coi là ổ dịch mà là nơi lây nhiễm từ bên ngoài”, Thủ tướng lưu ý.

Liên quan đến các ca lây nhiễm cộng đồng như 1342, 1347, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xác định đây là vi phạm nghiêm trọng, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân liên quan vì vi phạm quy định cách ly phòng chống dịch bệnh.

Đề xuất mở lại chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và 6 nước châu Á
“Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Y tế, Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát việc này, không thể không xử lý để ngăn ngừa, giáo dục chung”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, các thành phố trên cả nước, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, các khu tập trung chú ý vấn đề đeo khẩu trang.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, không được lơ là, chủ quan vì dịch có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.

“Những vụ việc vừa rồi xảy ra, nhất là đợt dịch trước, là vấn đề cần rút kinh nghiệm sâu sắc, nhất là ngành y tế. Đáng lẽ các đồng chí phải phát hiện, nhưng chính các đồng chí cũng là nơi nguy hiểm”, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở.

Đối với các cấp, các ngành, các địa phương khi tiếp khách nước ngoài, người từ nước ngoài về, hay từ vùng có khả năng lây nhiễm cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu ý phải hỏi ý kiến ngành y tế trước khi quyết định.

Bên cạnh việc tăng cường quản lý biên giới, xuất nhập cảnh chặt chẽ, Thủ tướng Việt Nam cũng đồng ý cho tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu (đối với các trường hợp khó khăn, thực sự cần thiết). Hành khách trên mọi chuyến bay về nước thì đều phải được cách ly 14 ngày đầy đủ.

Ngăn thông tin bịa đặt về dịch Covid-19

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cụ thể cùng với Bộ Y tế về việc cách ly các tổ bay, các tiếp viên của các hãng hàng không một cách nghiêm túc, đúng quy định, không để tình trạng lỏng lẻo như vừa qua.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục dừng các hoạt động không cần thiết, các hoạt động tập trung đông người phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

“Thực hiện giãn cách xã hội với khu vực có nguy cơ cao và có chủ trương khoanh vùng hợp lý, không giãn cách xã hội tràn lan ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất kinh doanh”, Thủ tướng chỉ đạo.

Về công tác thông tin truyền thông, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phổ cập tinh thần không chủ quan trong phòng chống dịch vì dịch còn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, hướng dẫn người dân đề phòng bệnh tật.

“Ngăn chặn thông tin tiêu cực, bịa đặt, “tinh thần chủ động, tích cực, không mất cảnh giác chứ không phải tinh thần hoang mang, run sợ khi một ca lây nhiễm trong cộng đồng xảy ra ở TP HCM”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng lưu ý, ngành y tế phải phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn cho các sự kiện chính trị của đaát nước.

Hai người Việt Nam trở về từ nước ngoài mắc Covid-19
“Cùng với đó cần sớm hợp tác với nước ngoài để sản xuất vắc xin, khi cần thiết thì có thể tính toán mua vắc xin phục vụ nhu cầu trong nước. Bộ Y tế có phương án cụ về vấn đề này đẻ báo cáo Thường trực Chính phủ cho ý kiến”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thêm 4 ca nhiễm Covid-19, ba quận TP.HCM có thể đề xuất giãn cách xã hội

Bộ Y tế Việt Nam chiều 1/12 cũng cho biết ghi nhận thêm 4 ca nhiễm coronavirus mới, trong đó có hai ca lây nhiễm từ giáo viên tiếng Anh – bệnh nhân 1347.

Cụ thể, bệnh nhân 1348 là cháu bé 1 tuổi, ở quận 6, TP.HCM. Bệnh nhi đang được điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM.

Ca bệnh 1349 là cô gái 28 tuổi ở quận 6, có tiếp xúc với bệnh nhân 1347. Hiện bệnh nhân này đang được điều trị ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Bệnh nhân 1350 là người đàn ông 47 tuổi ở Bình Thạnh, TP.HCM. Bệnh nhân 1351, nam, 57 tuổi ở Nam Sách, Hải Dương. Hai ca bệnh nhập cảnh về từ Canada hôm 16/11. Hiện cả hai trường hợp này đang được điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương.

Trong cuộc họp chiều tối nay, UBND TP.HCM yêu cầu xử lý vi phạm của nam tiếp viên có tên D.T.H, sinh năm 1992 làm lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng.

Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết đã UBND TP đã yêu cầu các cơ quan nghiên cứu quy định về hành vi lây lan dịch bệnh nguy hiểm ra cộng đồng để có biện pháp xử lý hợp lý.

Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19
“Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan xem xét xử lý vi phạm của người này, vi phạm đến đâu xử phạt đến đó”, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM khẳng định.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng yêu cầu cơ quan, tổ chức và người dân tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đeo khẩu trang, khử khuẩn tại nơi công cộng, đặc biệt tại trường học, bệnh viện.

Đáng chú ý, các quận 1, 3, 6, 10, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Phú - nơi bệnh nhân 1347 đã đến để làm việc, sinh hoạt, giao lưu - cần rà soát thật kỹ các địa điểm mà bệnh nhân này có mặt. Đối với những cơ sở có dấu hiệu, nguy cơ lây nhiễm phải đóng cửa, cách ly.

“Đặc biệt các quận 6, Tân Bình và Bình Tân phải chủ động đề xuất với chủ tịch UBND nếu cần giãn cách xã hội”, ông Lương nói.

Vị này cũng cho biết, quan điểm của UBND TP.HCM là chỉ giãn cách đối với những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Cùng với đó, chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị tiếp tục thực hiện 8 bộ tiêu chí an toàn đối với các ngành nghề trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Thảo luận