Tại sao dân hai nước Trung-Hàn cãi nhau om sòm về món Kim chi?

Kim chi đã là nguyên cớ gây tranh cãi giữa người Trung Quốc và người Hàn Quốc. Thông tin về việc người Trung Quốc được cấp bằng sáng chế quốc tế về món ăn tương tự như Kim chi là đặc sản rau ngâm cay Pao cai của Tứ Xuyên đã chọc giận gây phản ứng tiêu cực từ phía các cư dân Hàn Quốc.
Sputnik

Người dùng Hàn Quốc bất bình và tố cáo dân nước hàng xóm về động thái chiếm đoạt tài sản mang quốc hồn quốc tuý của người khác.

Giáo sư Lee Wang Hwi từ ĐHTH Ajou cho rằng «đây không phải là sự cố quá nghiêm trọng» và ông lý giải tại sao:  

Nêu tên những món đặc sản nguy hiểm nhất
«Một phần đáng kể lượng tiêu thụ Kim chi ở Hàn Quốc là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Và không phải những nguyên liệu riêng lẻ, mà là thành phẩm. Chẳng đáng nổi giận với Trung Quốc: với mức giá rẻ, nước này sản xuất những gì mà chúng ta dùng. Thực ra ai cũng đều biết rằng Kim chi được đưa ra phục vụ thực khách trong các nhà hàng là được chế biến tại Trung Quốc. Tôi không biết vì sao một số phương tiện truyền thông chẳng thèm chú ý đến chuyện này», -  Giáo sư tuyên bố với Sputnik.

«Kim chi – dứt khoát từ Hàn Quốc, còn rau ngâm cay Pao cai là món ăn Tứ Xuyên, cũng như Tsukemono tức là dưa muối củ cải trắng (Takuan) là món Nhật Bản. Mọi thứ chỉ đơn giản thế thôi và Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá phải tính đến điều đó!» - đến lượt những thông điệp tương tự từ các cư dân Hàn Quốc không hài lòng xuất hiện trên mạng xã hội.

«Tôi đọc thấy tin thời sự là Trung Quốc đang tuyên bố công thức Kim chi do người Hoa  phát minh và đã được cấp Bằng sáng chế quốc tế. Thật quá vô lý!», - một cư  dân Seoul tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của The Guardian.

Người dùng mạng Derek Wessman (@dwvcd) viết:

«Ôi, không! Giờ thì sao đây? Liệu người Trung Quốc có chiếm quyền với Kim chi như kiểu người Mỹ nhận vơ về món Pizza không?».

«Hoàn toàn vớ vẩn. Đó là họ ăn cắp văn hóa của chúng ta», - một cư dân mạng Hàn Quốc tuyên bố như “đinh đóng cột” trên mạng Naver.com.

Tại sao dân hai nước Trung-Hàn cãi nhau om sòm về món Kim chi?

Dân mạng xã hội Trung Quốc phản ứng ra sao?

Những người dùng mạng Weibo quyết định đáp trả lời chỉ trích của dân láng giềng bằng cách nhắc nhở về lịch sử.

«Ngay cả các sử liệu của quý vị cũng được viết bằng chữ tượng hình của chúng tôi, còn tên gọi thủ đô Seoul theo cách gọi cũ là Hán Thành cũng có thể hiểu là «pháo đài Trung Hoa», «pháo đài của người Hán» đấy chứ. Và quý vị nghĩ thuỷ tổ của người Hàn Quốc là ai?».

«Khi người Trung Quốc đã biết cách ướp Pao cai, thì ở Hàn Quốc còn chưa biết tạo ra lửa nhé».

Kim chi được nói đến lần đầu từ bao giờ?

Những nhắc nhở đầu tiên về món Kim chi đã có từ thiên niên kỷ 1 tr.CN. và do các nhà nghiên cứu Hàn Quốc phát hiện thấy trong cuốn sách cổ «Ca thư» tập hợp những bài dân ca. Hoàn toàn có thể là công thức làm Kim chi đã từ Trung Quốc du nhập vào Hàn Quốc.

Nỗi sợ trước nguy cơ cái chết: Trung Quốc từ bỏ thói quen ăn uống gây bệnh tật

Giáo sư Lee Wang Hwi nhắc rằng tình hình tương tự như của Hàn Quốc cũng từng có với Nhật Bản, rồi vấn đề này đã nhanh chóng bị lãng quên. Nhưng tại sao sự kiện với món ăn bây giờ lại khiến người Hàn Quốc nổi cáu đến vậy?

«Tôi cho rằng các đồng bào của chúng tôi dường như thường phản ứng rất nhạy với bất kỳ hành động nào của Trung Quốc và Nhật Bản, và đó là một biểu hiện của phức hợp mặc cảm nhất định», - Giáo sư Lee Wang Hwi nhận xét.

Cuộc tranh cãi xung quanh món Kim chi trên mạng xã hội không nguội đi mà càng nóng đến mức Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc buộc phải vào cuộc. Tuyên bố chính thức làm sáng tỏ mọi thứ và trấn an xoa dịu những người đang «nóng mắt nóng đầu».

«Bằng sáng chế mà Trung Quốc nhận được không liên quan gì đến Kim chi, vì ở đây là chuyện nói về món Pao cai, thực sự là đặc sản ẩm thực Tứ Xuyên», - Bộ chuyên trách của Hàn Quốc khẳng định.
Thảo luận