Việt Nam đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục

Phát biểu khai mạc Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chúng ta đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục. Không thử thách nào mà dân tộc Việt Nam không thể vượt qua.
Sputnik

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước kết tinh sức mạnh, mang theo khí thế lịch sử hào hùng của cha ông và dân tộc Việt Nam.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm 2020 phải được xem là năm “thành công nhất” của Việt Nam trong 5 năm qua về tinh thần, ý chí vươn lên, vượt mọi khó khăn thử thách.

Việt Nam khai mạc Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X

Sáng nay, ngày 10/12 tại Hà Nội, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X chính thức khai mạc trọng thể. Đại hội lần này chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ xây dựng được một quốc gia hùng mạnh

Về dự Đại hội quan trọng này có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Ngoài ra còn có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ như nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương.

Việt Nam đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục

Đặc biệt, tham dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X này còn có 2.020 đại biểu là đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, các điển hình tiên tiến đại diện các lĩnh vực, ngành, nghề, dân tộc, tôn giáo của Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam hăng hái thi đua yêu nước

Có bài phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cách đây 72 năm, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam bộ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải chống được tham nhũng, lợi ích nhóm

Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ  đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Người kêu gọi, “làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đáp lại lời Bác, toàn thể nhân dân Việt Nam đã hăng hái, nhiệt thành thi đua yêu nước. Bắt đầu với phong trào thi đua diệt giặc dốt, diệt giặc đói, rồi đến diệt giặc ngoại xâm; từ thi đua khôi phục kinh tế - xã hội ở miền Bắc, cho đến thi đua chi viện cho chiến trường miền Nam.

Đồng thời, từ thi đua đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước, đến thi đua kiến thiết lại nước nhà, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam nô nức thi đua, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, nỗ lực xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước trong ngày hôm nay, đó là kết tinh của vô số phong trào thi đua sôi nổi, trong đó có cả những cống hiến và hy sinh thầm lặng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi hình thức xã hội.

“Cái lạnh của mùa đông Hà Nội dường như bị phá tan bởi hơi ấm của trên 2.300 đại biểu về dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, bởi sự ấm áp tình đồng chí, nghĩa đồng bào”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng cho biết, đây là Đại hội quy tụ số lượng đại biểu đông nhất. Có thể thấy, phong trào thi đua yêu nước ngày một mạnh mẽ, ngày càng có nhiều những tấm gương thi đua điển hình.

Thủ tướng: Chúng ta đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục

Trong bài phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX (tháng 12/2015), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra 5 chỉ đạo quan trọng, trong đó nhấn mạnh tinh thần phải quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34 Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng với chủ đề xuyên suốt "đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến

Thi đua phải đi kèm với mục tiêu thiết thực, cụ thể, phải chú ý kiểm tra, đánh giá, thưởng, kịp thời, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến; phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Phong trào thi đua yêu nước đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng trong 5 năm vừa qua, với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.

“Chúng ta thấy nhiều hình ảnh cảm động, nhân văn, những tấm gương đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ người chiến sỹ lực lượng vũ trang đến người già, trẻ nhỏ đều có tấm lòng đối với đất nước trong lúc khó khăn, bệnh tật diễn ra. Chúng ta đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
2020 là năm thành công nhất về tinh thần, ý chí vươn lên

Theo Thủ tướng, các phong trào thi đua đã thúc đẩy, khích lệ, động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, từ đó khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc ý chí mạnh mẽ khát vọng hùng cường của dân tộc ta. Việc thi đua đã trở nên phổ biến, quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tinh thần thi đua đã trở thành cội nguồn sức mạnh của sự phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng

Theo người đứng đầu Chính phủ, tuy vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực và tinh thần quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Việt Nam đã đạt gặt hái được những thành tựu rất quan trọng, rất đáng hoan nghênh trên hầu hết các lĩnh vực, làm giàu thêm thành tựu 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc.

Trong suốt 4 năm liên tiếp, nhân dân cả nước đã thi đua, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra, đưa Việt Nam lọt vào top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, thuộc nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Việc đại dịch Covid-19 bùng phát trong năm 2020 đã đánh dấu một sự kiện lớn trong khoảng 100 năm qua của nhân loại. Đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và làm xáo trộn trong đời sống xã hội của hầu hết các nước trên thế giới.

“Tuy nhiên, với sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhân dân Việt Nam đã phất cao ngọn cờ thi đua và giành thắng lợi trong việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực và trên thế giới bị rơi vào suy thoái sâu vì Covid-19, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.

Việt Nam đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục

Nhà nước làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa số người chết và những thiệt hại về kinh tế. Các mặt an sinh xã hội được bảo đảm, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều thu được nhiều kết quả ấn tượng.

“Từ đây chúng ta hiểu thêm rằng mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua. Với những kết quả đặc biệt đó, không thể không cho rằng, năm 2020 phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: COVID-19 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam

Với những thành tựu đạt được, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với tương lai đất nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Chính trong những thời khắc khó khăn nhất, chông gai nhất là dịp để mỗi người dân Việt Nam thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”; tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam. Cần phải khẳng định rằng: không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua.

“Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước, phong trào thi đua yêu nước như những làn sóng trào dâng, kết tinh sức mạnh, mang theo khí thế lịch sử hào hùng của cha ông và dân tộc ta. Thi đua là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự làm mới mình, luôn nỗ lực ngày thêm tiến bộ, tự giác vươn lên giành lấy thành quả mới trong lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh”, Thủ tướng cho biết.
Các phong trào thi đua yêu nước nổi bật của Việt Nam thời gian qua

Tại Đại hội, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đã tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm (2016 - 2020), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 – 2025.

Bà Thịnh cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam đã làm những việc mà thế giới cảm động, tâm phục

Cả nước đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua với nội dung và hình thức ngày càng đổi mới, sáng tạo, thu được hiệu quả thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

Việc đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu năm 2020 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, làm theo lời dạy của Bác “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các ngành, các cấp và nhân dân cả nước đã ra sức thi đua phấn đấu, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, kiểm soát được đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân đã nhiệt liệt hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đáng chú ý nhất trong số đó là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, với nhiều mô hình mới, sáng tạo được thực hiện hiệu quả từ một đến một vài địa phương rồi sau đó lan tỏa ra cả nước như: Mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) xuất phát từ tỉnh Quảng Ninh được nhân rộng thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018 - 2020; mô hình “Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”, “Vườn mẫu” tại tỉnh Hà Tĩnh...

Trong công cuộc thi đua yêu nước đó, người dân đã thực sự trở thành chủ thể của phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả. Trong 10 năm qua, đã có hàng vạn hộ gia đình tự nguyện hiến gần 45 triệu m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng và gần 60 triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở địa phương, góp phần về đích sớm gần 2 năm các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020.

Có 61% xã, 26% đơn vị cấp huyện và 12 tỉnh, thành phố có 100% xã về đích nông thôn mới. Nhiều địa phương đã xây dựng được mô hình nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đang nhân rộng để phấn đấu đến 2025 đạt 10% số xã nông thôn mới kiểu mẫu như dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Một phong trào khác thu hút được sự chung tay, đồng lòng tham gia của người dân là phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của các hộ gia đình đã được triển khai ở tất cả các vùng, miền, địa phương trong cả nước, giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước xuống dưới 3%; so với đầu nhiệm kỳ có 32,5% xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, 50% huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không chấp nhận có tiền mà không tiêu được, cứ chịu nghèo mãi

Triển khai hiệu quả phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, qua đó góp phần khuyến khích khởi nghiệp, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 630.000 doanh nghiệp thành lập mới và ngày càng nhiều các doanh nghiệp đạt các danh hiệu "Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ công nhận Thương hiệu quốc gia", "Doanh nghiệp vì người lao động",...

Việc phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” đã giúp xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trách nhiệm, chuyên nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Qua các phong trào được phát động, đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, điển hình tiến tiến. Trong 5 năm qua, Nhà nước đã tổ chức khen tặng 343.727 Huân, Huy chương; 25.920 danh hiệu vinh dự Nhà nước (trong đó bao gồm cả Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân ưu tú, nhân dân); 28 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 73 Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 308 Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh và 380 Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, thời gian qua, công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, hướng về cơ sở; quan tâm khen thưởng đối với tập thể nhỏ, tập thể, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác, chiến đấu...

Nhà nước cũng cơ bản hoàn thành công tác khen thưởng kháng chiến; tổ chức phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 20.334 bà mẹ; Huân chương độc lập cho 8.500 gia đình có nhiều hy sinh, cống hiến cho đất nước và phong tặng, truy tặng 267 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.

Đại hội lần này cũng tổ chức giao lưu, tôn vinh điển hình tiên tiến, đại diện Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - những gương mặt tiêu biểu trong số hơn 2.000 điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020, những người con Việt Nam có thành tích nổi bật và đóng góp to lớn cho xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việc phát triển hệ thống đường sắt là rất cần thiết

Những gương mặt nổi bật được vinh danh lần này có kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, “anh hùng của đồng ruộng”, “cha đẻ” của giống gạo ngon nhất, nhì thế giới ST25.

Là “kỹ sư chân đất” Nguyễn Văn Rô, người chưa học hết lớp 5, nhưng đã chế tạo ra 5 loại máy cày, trục đất phù hợp với điều kiện ở địa phương; cô giáo Hà Ánh Phượng - top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, đã từ bỏ công việc đầy hấp dẫn ở thành phố với mức lương hậu hĩnh để trở về quê hương, một huyện miền núi, dạy học.

Có thể nói, Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X này còn có ý nghĩa quan trọng nhằm động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo khí thế và động lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, góp phần xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự cường và thịnh vượng, dân chủ, công bằng và văn minh.

Thảo luận