Cục Hàng không nói gì về xuất mở thêm sân bay ở Hà Nội?

Bên cạnh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, sân bay thứ hai của Hà Nội sẽ được bổ sung vào dự thảo quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Sputnik

Cục Hàng không Việt Nam đã có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay trên cả nước giai đoạn quy hoạch đến 2030 và định hướng đến 2050.

Cần thiết xây dựng sân bay thứ hai cho Thủ đô Hà Nội

Hôm 13/12, Cục Hàng không Việt Nam thông tin cho biết Cục đã hoàn thành việc soạn dự thảo và tổ chức lấy ý kiến về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

Sân bay Đà Nẵng mở rộng thêm 4 vị trí sân đỗ máy bay

Dự thảo của Cục hàng không cho biết, hiện khu vực miền Bắc có năm tỉnh có sân bay. Trong số đó, dự kiến nâng cấp sân bay Nội Bài lên công suất 100 triệu hành khách/năm.

Tuy nhiên, đơn vị tư vấn cho rằng, nhu cầu đi lại ở vùng Thủ đô là rất lớn. Tham khảo kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới, các chuyên gia cho rằng cần xây dựng mới một sân bay cho vùng Thủ đô Hà Nội.

“Việc xây dựng sân bay thứ hai ở Thủ đô sẽ giúp tương trợ cho sân bay Nội Bài và đáp ứng 150 triệu hành khách/năm cho vùng này”, dự thảo viết.

Từ đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất bổ sung sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội vào quy hoạch. Sân bay này dự kiến có quy mô 2 đường băng, công suất đạt 50 triệu hành khách/năm.

Cao Bằng cũng có sân bay

Bên cạnh đó, Cục cũng bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch. Trước mắt, trong giai đoạn 2020-2030, hai sân bay này (sân bay Cao Bằng và sân bay thứ hai của Hà Nội) chưa được tiến hành xây dựng mà sẽ được thực hiện trong định hướng đến 2050.

Hiện sân bay thứ hai của Hà Nội chưa được xác định cụ thể vị trí, dự thảo chỉ cho biết sẽ nghiên cứu vị trí sau năm 2040 do vị trí sân bay sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong 30 năm tới.

Được biết, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội trước đó từng đề xuất lấy huyện Ứng Hòa làm nơi đặt sân bay thứ hai.

Đề xuất xây mới, nâng cấp một số sân bay của Việt Nam

Cục Hàng không Việt Nam dự kiến, tính đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 26 sân bay, thay vì 28 như quy hoạch hiện nay. Lý do là vì hai sân bay Nà Sản và Lai Châu trong quy hoạch hiện nay sẽ được lùi lại đến sau năm 2030.

Cục Hàng không đề xuất rút ngắn thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài

Hai sân bay Hà Tĩnh và Thành Sơn cũng không có trong dự thảo như đề xuất của tỉnh Hà Tĩnh và Ninh Thuận trước đó.

Cục Hàng không cũng đồng thời lên kế hoạch nâng cấp, mở rộng một số sân bay đã có.

Cụ thể, sân bay Nội Bài sẽ được mở rộng với 3 đường băng vào năm 2030, 4 đường băng vào năm 2050, cũng như sẽ xây thêm 3 nhà ga mới nhằm nâng công suất lên 100 triệu khách vào năm 2050.

Sân bay Long Thành dự kiến hoàn thiện giai đoạn 1 vào năm 2025, sau đó tiếp tục phát triển lên 4 đường băng, thêm nhà ga để đạt công suất 120 triệu khách vào năm 2050.

Dự kiến mở rộng sân bay Đà Nẵng lên 3 đường băng, đồng thời mở rộng nhà ga để đạt công suất 40 triệu hành khách/năm vào năm 2050.

Mở rộng, nâng cấp sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lên 2 đường băng, công suất 10 triệu khách/năm vào năm 2050.

Theo dự thảo, tổng mức đầu tư thực hiện các dự án giai đoạn 2020 - 2030 ước tính rơi khoảng 365.100 tỷ đồng; giai đoạn 2030 - 2050 khoảng 866.360 tỷ đồng.

Sân bay Long Thành: Thủ tướng nhắc lại thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Năm qua, đã có một vài địa phương kiến nghị bổ sung thêm sân bay cho tỉnh nhà như Cao Bằng, Hà Tĩnh, sân bay thứ hai của Hà Nội tại huyện Ứng Hòa vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Đến nay, Việt Nam có tất cả 22 sân bay nội địa và quốc tế. Theo quy hoạch phát triển sân bay tới năm 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, Việt Nam sẽ có 28 sân bay đến năm 2030.

Bên cạnh các sân bay đã tồn tại, sẽ đầu tư thêm các sân bay như Long Thành (Đồng Nai), Nà Sản (Sơn La), Lai Châu, Sapa (Lào Cai), Quảng Trị, Phan Thiết.

Thảo luận