Việt Nam đã cho thấy kết quả tuyệt vời cả dưới góc độ tăng trưởng kinh tế cũng như giải pháp chống đại dịch thành công, đồng thời duy trì ổn định chính trị và khả năng minh bạch tiên liệu được. Năm 2020, Việt Nam một lần nữa khẳng định mình là động lực quan trọng nhất của nền hòa bình và là nhân tố bảo đảm cho sự ổn định ở khu vực Biển Đông.
Chủ trương của Việt Nam - tấm gương điển hình cho ASEAN
GS-TSKH Mosyakov khái quát:
«Trung Quốc vẫn theo đuổi lộ trình bành trướng, tuyên bố chủ quyền với 80% vùng nước Biển Đông. Tiếp diễn cuộc đối đầu nghiêm trọng Trung-Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Trong tình hình đó, vốn là quốc gia sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu có khả năng gíang đòn thiệt hại nghiêm trọng cho bất kỳ kẻ thù nào, nhưng Việt Nam luôn giữ vững chủ trương nhất quán yêu chuộng hòa bình. Ý tưởng này đã được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xác định rõ ràng: Việt Nam đi theo đường lối hòa bình, thân thiện, hợp tác và trong mọi trường hợp sẽ không sử dụng vũ khí để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Chính sách và lập trường như vậy của Việt Nam được ASEAN hoàn toàn ủng hộ và coi như tấm gương điển hình. Quan điểm của Việt Nam đối với tình hình Biển Đông thực sự trở thành thái độ của toàn thể Hiệp hội Đông Nam Á. Đây là nhân tố rất quan trọng mà Việt Nam đang huy động trong chính sách hướng tới hòa bình và an ninh».
Đường lối càng làm toả sáng hình ảnh hòa bình của Việt Nam
GS Mosyakov lưu ý đến thực tế rằng mục tiêu đầu tiên mà cả Việt Nam và ASEAN đặt ra là ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông - văn kiện quan trọng cần điều phối mọi quan hệ trong khu vực. Từ hai năm trước đã dự định ký kết Bộ Quy tắc, nhưng trong tương quan với hàng loạt mâu thuẫn, cần tiếp tục thực hiện công việc căng thẳng để hoàn tất văn kiện này.
Ý tưởng nỗ lực của Việt Nam chính là đạt tới sự nhân nhượng và thông qua Bộ Quy tắc. Một yếu tố quan trọng khác trong chính sách của Việt Nam là thu hút Nhật Bản, Australia và Nga tham gia tạo lập không gian bổ sung để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Và cuối cùng, điểm rất quan trọng, chỉ mới được phía Việt Nam phát biểu gần đây, là khả năng Việt Nam sẽ khiếu kiện lên Tòa án Hàng hải Quốc tế tại The Hague, như Philippines từng làm trước đó. Như vậy, chính sách mà Việt Nam theo đuổi bao gồm một số thành tố quan trọng nhằm củng cố hình ảnh Việt Nam như là một đất nước yêu chuộng hòa bình, nhất quán duy trì chủ trương chỉ dùng phương thức hòa bình để giải quyết xung đột.
Nga và Việt Nam có lập trường giống nhau về vấn đề Biển Đông
GS-TSKH Mosyakov nhận xét, cách tiếp cận của Việt Nam để giải quyết các vấn đề ở Biển Đông có những điểm cơ bản giống với cách tiếp cận của Nga. Nga cũng chủ trương rằng vấn đề cần được giải quyết thuần tuý bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về luật pháp thế giới và Hiệp định về Luật Biển năm 1982.
«Điểm khác biệt duy nhất là Nga cho rằng vấn đề nên do các bên trong cuộc xung đột tự giải quyết với nhau, còn Việt Nam cho rằng trong tình huống này, phần tham gia của những cường quốc khác cũng có thể hỗ trợ quá trình tháo gỡ hoá giải vấn đề. Theo tôi, đây là nét khác biệt không đáng kể, bởi về điểm then chốt nhất - làm thế nào để giải quyết xung đột, trên cơ sở luật nào và văn kiện quốc tế nào - thì lập trường của Việt Nam và Nga là hoàn toàn giống nhau», - chuyên gia Mosyakov kết luận.